Điều gì khiến thanh khoản thị trường chứng khoán “tụt áp” nửa cuối tháng 6?

29/06/2021 00:06
Việc thanh khoản thị trường đột ngột giảm sâu gần đây có thể đến từ tâm lý thận trọng, bảo vệ thành quả sau giai đoạn bứt phá không ngừng nghỉ. Bên cạnh đó, một vài yếu tố "kỹ thuật" từ các CTCK cũng được cho là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.

Sau giai đoạn bùng nổ mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản trong 5 tháng đầu năm, dòng tiền vào thị trường đang có dấu hiệu chững lại những phiên gần đây dù cho VN-Index vẫn liên tiếp lập đỉnh mới.

Giá trị khớp lệnh sàn HoSE liên tục sụt giảm, từ mức đỉnh gần 30.000 tỷ đồng vào đầu tháng 6, trong những phiên gần đây đã xuống dưới 20.000 tỷ đồng, tương ứng mức giảm hơn 1/3 thanh khoản.

Việc thanh khoản thị trường đột ngột giảm sâu gần đây có thể đến từ tâm lý thận trọng, bảo vệ thành quả sau giai đoạn bứt phá không ngừng nghỉ. Bên cạnh đó, một vài yếu tố "kỹ thuật" từ các CTCK cũng được cho là nguyên nhân khiến thanh khoản thị trường sụt giảm.

Điều gì khiến thanh khoản thị trường chứng khoán “tụt áp” nửa cuối tháng 6? - Ảnh 1.

VN-Index tăng điểm với thanh khoản sụt giảm

Nhà đầu tư thận trọng rút bớt tiền khỏi thị trường sau nhịp tăng "nóng"

Yếu tố đầu tiên khiến thanh khoản thị trường đột ngột giảm mạnh trong nửa cuối tháng 6 có thể đến từ tâm lý thận trọng của giới đầu tư. Kể từ khi tạo đáy tại vùng 650 điểm vào cuối quý 1/2020, chỉ số VN-Index đã có cú bứt phá ngoạn mục, liên tiếp thiết lập những đỉnh cao mới. Đà tăng của VN-Index có phần khá dễ dàng khi gần như không có nhịp điều chỉnh mạnh thực sự nào khiến nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm phần nào cẩn trọng hơn.

Từ đầu năm tới nay, những nhà đầu tư kiếm lãi 50%, thậm chí tăng tài khoản bằng lần trên thị trường không phải hiếm gặp. Với tỷ suất sinh lợi lớn như vậy, xu hướng chốt lãi, chờ cơ hội điều chỉnh hoặc rút bớt tiền khỏi thị trường là không tránh khỏi và điều này góp phần đẩy thanh khoản thị trường sụt giảm.

Bên cạnh đó, VN-Index sau những phiên tăng liên tiếp cũng đã vào vùng 1.300 – 1.400 điểm, đây là mức điểm số được hầu hết CTCK cũng như các tổ chức lớn dự báo cho thị trường năm nay. Do đó, khi VN-Index bước vào vùng điểm số này cũng khiến tâm lý giới đầu tư dần trở nên thận trọng hơn.

Mặc dù định giá TTCK Việt Nam hiện chưa quá cao so với khu vực (P/E khoản 18,5), nhưng cũng khó có thể nói vẫn rẻ. Trong nửa cuối năm, những thông tin về lạm phát, dịch bệnh hay chính sách "bơm tiền" của Mỹ sẽ là những yếu tố có thể tác động tiêu cực tới thị trường.

Với những yếu tố rủi ro có thể xuất hiện, nhiều chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm đã đưa ra khuyến nghị nhà đầu tư trong giai đoạn này nên giảm bớt margin, hạ bớt tỷ trọng cổ phiếu để bảo vệ thành quả. Ngay cả Pyn Elite Fund, quỹ đầu tư xưa nay vốn rất lạc quan với TTCK Việt Nam mới đây đã cho rằng định giá TTCK Việt Nam hiện cũng không còn rẻ và nhóm ngân hàng có thể không còn quá thuận lợi từ sau năm 2021.

Yếu tố "kỹ thuật" từ nghiệp vụ cho vay margin của các CTCK?

Bên cạnh yếu tố rút tiền đơn thuần, một số nhà đầu tư lâu năm trên thị trường cho rằng thanh khoản sụt giảm có thể đến từ việc các CTCK thu hẹp quy mô cho vay margin khi thời điểm chốt số liệu quý 2 đang cận kề. Trước thời điểm báo cáo, một số CTCK có thể cho vay "quá tay", vượt hạn mức và cần phải nhanh chóng hạ tỷ lệ cho vay về mức quy định (tối đa cho vay gấp 2 lần vốn chủ sở hữu).

Theo đánh giá của CTCK MBS, một trong các nguyên nhân dẫn đến việc thanh khoản thị trường sụt giảm trong tuần cuối tháng 6 là vấn đề mang tính "kỹ thuật" khi các con số ở khoản mục cho vay, trong đó có cho vay nghiệp vụ ký quỹ (margin) ở các công ty chứng khoán sẽ được công bố trong báo cáo tài chính bán niên.

Bên cạnh đó, dòng tiền ở các doanh nghiệp nếu có "tranh thủ phiêu lưu" cũng sẽ về tài khoản trước khi chốt sổ. Hiện tượng này cũng có thể mang tính chu kỳ, trong tuần cuối tháng 6 ở các năm 2019 và 2020 thanh khoản thị trường cũng đều giảm so với tuần trước đó.

Năm nay, trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường (cả 3 sàn) đang ở mức kỷ lục (30.310 tỷ đồng/phiên) kể từ đầu tháng 6 cho tới nay và margin ở các công ty chứng khoán cũng gần như chạy hết công suất, thanh khoản khớp lệnh tuần vừa qua cũng giảm về mức 18.500 tỷ đồng/phiên ở sàn HoSE, tương đương mức giảm 15,4% so với tuần trước đó, cắt mạch chuỗi 6 tuần liên tiếp thanh khoản khớp lệnh trên sàn HSX đạt trên ngưỡng 20.000 tỷ đồng/phiên.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
7 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
6 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
6 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
5 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
4 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.