Điều gì xảy ra khi hạt đậu tương, dầu cọ bị các nước dùng làm “vũ khí” đối đầu nhau?

29/12/2019 15:12
Điều gì xảy ra khi hạt đậu tương, dầu cọ bị các nước dùng làm “vũ khí” đối đầu nhau?

Vào tháng 5/2019 khi mà Mỹ với Trung Quốc còn đang đối đầu nhau về chiến tranh thương mại, hai bên không ngừng đưa ra nhiều biện pháp trả đũa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm một nhà máy sản xuất đất hiếm tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Ông đã gửi đi một thông điệp rõ ràng: Trung Quốc, nước hiện đang nắm đến 90% nguồn cung đất hiếm của thế giới, sẽ không ngần ngại dùng đất hiếm như một thứ vũ khí.

Diễn biến trên thị trường hàng hóa phản ánh đúng những gì đang diễn ra trên thế giới. Trong năm nay nó thay đổi theo chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc, các cuộc biểu tình Hồng Kông, sự ấm lên toàn cầu và quan hệ xấu đi giữa các quốc gia. Diễn biến thị trường cũng cho thấy những chỉ báo về năm 2020.

Chủ tịch Tsukushi Shigen Consul – một quỹ tư vấn tài nguyên, ông Yoshikazu Watanabe, cho rằng trong năm 2019, các nước đã “vũ khí hóa” các loại hàng hóa, tức là dùng hàng hóa như vũ khí.

Theo phân tích của ông Watanabe, trong năm 2019, chính phủ Trung Quốc đã có màn kịch thao túng thị trường hàng hóa theo hình thức: siết chặt việc quản lý sản xuất nhiều loại tài nguyên, từ điện thoại thông minh cho đến các thiết bị điện hay các loại phương tiện bay hiện đại.

Năm 2015, chính phủ bắt đầu đưa nhiều công ty sản xuất đất hiếm vào nhóm 6 doanh nghiệp nhà nước chính. Quá trình dịch chuyển quản lý này đã được hoàn tất trong năm nay. Điều đó cũng đồng nghĩa với chính phủ Trung Quốc sẽ dễ dùng hàng hóa như vũ khí.

Tổng thống Mỹ từng nói đến mối hiểm họa tiềm tàng này và ông đã chuyển hướng sang Australia, nước sản xuất đất hiếm lớn thứ 2 trên thế giới. Trong năm nay, hai nước này đã hợp tác để cấp tiền cho một số dự án liên quan đến nhiều loại nguyên tố quan trọng như đất hiếm.

Ông Watanabe nói: “Trong năm 2020, chúng ta sẽ cần phải xem xem liệu Trung Quốc và Mỹ có sử dụng đất hiếm như “con bài mặc cả”. Nếu như vậy, tình trạng thao túng đất hiếm sẽ ngày một tồi tệ hơn và giá cả sẽ tăng lên”.

Giá của dysprosium, nguyên tố đất hiếm giúp tăng sức chịu nóng của nam châm, tính đến tháng này đã tăng đến 40% so với thời điểm tháng 1/2019. Cho đến nay, phía Bắc Kinh đã bác bỏ những cáo buộc rằng Bắc Kinh sử dụng đất hiếm như đòn bẩy thương mại.

Ngoại trưởng Trung Quốc trong tháng trước tuyên bố: “Dựa trên nguyên tắc cởi mở, hợp tác và chia sẻ lợi ích chung. Trung Quốc đã không ngừng phát triển ngành đất hiếm và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của những nước khác, đóng góp cho việc phát triển kinh tế trong nội địa và nước ngoài”.

Các chuyên gia phân tích khẳng định rằng chiến lược của Trung Quốc với ngành này xuất phát từ chính những nỗi lo lắng về bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu của ngành sản xuất công nghệ cao.

Đậu tương cũng đã trở thành vũ khí trong chiến tranh thương mại khi mà Mỹ và Trung Quốc sử dụng loại hạt này như một thứ để mặc cả. Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu từ Brazil, nước sản xuất đậu tương lớn thứ 2 trên thế giới, để giảm mạnh nhập khẩu từ Mỹ.

Trong tháng này, một giạ đậu tương có giá khoảng 9USD, giảm 9% so với 2 năm trước đó. Từ khi chiến tranh thương mại bắt đầu, giá đậu tương đã không ngừng duy trì dưới mức 10USD/giạ so với thời điểm cuối tháng 6/2018. Tình thế đối đầu giữa hai nước được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2020 và vì vậy gây sức ép lên giá đậu tương.

Tại Malaysia và Indonesia, mối lo lớn nhất trên thị trường hàng hóa trong năm nay tập trung xung quanh dầu cọ. Hai nước này gộp lại chiếm khoảng 90% nguồn cung dầu cọ toàn cầu.

Vào mùa thu, Ấn Độ ngừng nhập dầu cọ từ Malaysia sau khi Kuala Lumpur lên tiếng chỉ trích chính sách với Kashmir của chính phủ Ấn Độ. Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu cọ Malaysia lớn nhất, như vậy đã sử dụng dầu cọ như một loại vũ khí.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
10 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
13 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.