Điều khác biệt để nông dân Nhật thu 40.000 USD, Việt Nam chỉ 1.000 USDicon

Không có tiềm năng phát triển nông nghiệp như ở Việt Nam, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD năm 2019, trong khi Việt Nam là 1.000 USD.

Không có tiềm năng phát triển nông nghiệp như ở Việt Nam, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD năm 2019, trong khi Việt Nam là 1.000 USD.

 

Thành kho nông sản của thế giới

Mở đầu Diễn đàn chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) nhấn mạnh: Cần chuyển đổi số mạnh mẽ về thương mại điện tử, thanh toán điện tử, logistics, tác nghiệp nông nghiệp... Nếu Việt Nam thực hiện thành công sẽ trở thành nước nông nghiệp có tiềm năng cạnh tranh lớn nhất.

“Đất đai của chúng ta nằm ở khu vực mà không cần phải sưởi mùa đông, có thể thu hoạch nhiều vụ quanh năm, chúng ta vẫn giữ truyền thống nông nghiệp với 2/3 dân số ở nông thôn, công nghệ thông tin Việt Nam lại phát triển. Khi tích hợp tất cả những điều này, Việt Nam sẽ đạt vị thế như kho nông sản của thế giới”, ông Bình nhận định.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, đi lên từ nông nghiệp. Trong đại dịch hiện nay, càng thấy rõ vai trò vốn có của nông nghiệp trong việc duy trì sự sinh tồn của xã hội. Phát triển nông nghiệp là nền tảng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Đại dịch xảy ra, cũng đã chứng minh tính cấp thiết, hiệu quả và xu thế tất yếu của chuyển đổi số để phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Điều khác biệt để nông dân Nhật thu 40.000 USD, Việt Nam chỉ 1.000 USD
Chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công sẽ tăng tính cạnh trang cho nông sản Việt trên thị trường quốc tế (ảnh: TL)

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là làm sao để nâng cao hiệu quả, nâng cao hiệu năng, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Xét ở góc độ này, dư địa cho nông nghiệp phát triển đột phá trong giai đoạn tới là rất lớn. 

Ông Dũng cho biết, chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đã đề ra một số định hướng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Triển khai sáng kiến "Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi HTX là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số".

Ngoài ra, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.

Theo ông Dũng, mục tiêu được đặt ra là người nông dân sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất nhưng bán ra được giá cao nhất. Chuyển đổi số nhằm phát triển nông nghiệp số chính là một trong những chìa khoá để thực hiện thành công mục tiêu này.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chuyển đổi số đối với nông nghiệp đang là đòi hỏi cấp thiết và phải làm nhanh. Việt Nam xác định tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, điều này sẽ tạo ra bước ngoặt, tích hợp nền kinh tế tri thức, mang lại sự phát triển bền vững.

Ông Hoan xác định nông nghiệp Việt Nam đứng trước 3 thách thức là: biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến đổi xu thế tiêu dùng trên thế giới. Tuy nhiên, thách thức cũng là thời cơ, chúng ta chuyển đổi để hòa nhập với thế giới, đi sau cũng có dư địa lớn để phát triển. Chúng ta đang chuyển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp là chính sang kinh tế nông nghiệp dựa trên khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

Số hoá từ nông dân

Chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số nông nghiệp ở Nhật Bản, PGS.TS Trần Đăng Xuân, trường đại học Hiroshima (Nhật Bản) cho biết, quốc gia này đứng trước nhiều thách thức như giảm số lượng nông dân, diện tích đất canh tác giảm. Thế nên, họ đang chú trọng phát triển kỹ thuật số để giải quyết vấn đề này. Ví như, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để tư vấn lượng nước, phân bón cho nông dân. AI, robot giúp quản lý số liệu. Nhật cũng có nhiều nghiên cứu hỗ trợ nông dân công tác kỹ thuật. 

Năm 2019, một người nông dân Nhật trung bình xuất khẩu nông sản thu được 40.000 USD, trong khi Việt Nam là 1.000 USD. Người dân Việt Nam sử dụng điện thoại để giải trí thay vì các mục đích liên quan đến nông nghiệp. Nhiều nông dân e ngại cải tiến phương thức canh tác, ông cho hay.

Điều khác biệt để nông dân Nhật thu 40.000 USD, Việt Nam chỉ 1.000 USD
Ngoài những chính sách thu hút đầu tư vào chuyển đổi số, các chuyên gia cho rằng cần phải chú trọng đào tạo người nông dân (ảnh: TL)

Ông cho rằng, 70% sản phẩm nông sản của Việt Nam đến từ hộ nông dân sản xuất nhỏ. Thế nên, lấy hộ nông dân sản xuất nhỏ là trung tâm. Trong các vùng sản xuất nông nghiệp thông minh, có thể lấy là ĐBSCL làm trung tâm. Nông dân sản xuất nên học giao dịch trực tuyến. Chính phủ nên có chính sách tăng cường để nông dân phát triển nông nghiệp số. 

Theo ông Xuân, để phát triển nông nghiệp kỹ thuật số, Việt Nam nên học từ Nhật Bản, đưa sinh viên trẻ sang Nhật Bản để thực tập. Hàng năm, có 4,5 vạn thanh niên sang Nhật bản để thực tập nhưng số lượng học về ngành nông nghiệp không nhiều.

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ tịch thường trực VIDA cũng cho rằng, để chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển đổi số cần hoàn thiện hệ sinh thái. Để hoàn thiện hệ sinh thái không thể không thể nhắc đến người nông dân. Khi đối mặt với nhiều cơ hội, thách thức, ví dụ như Covid-19 bùng phát, đòi hỏi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp chưa đáp ứng mục tiêu phát triển doanh nghiệp .Việc ứng dụng những thành tựu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng đóng vai trò quan trọng. Để đạt được điều này cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp và nông dân, hợp tác đào tạo nhân lực, tạo sự gắn kết với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và thị trường lao động.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cũng cho rằng, nước ta có 9,2 triệu hộ nông dân, chúng ta phải đưa hộ nông dân lên nền tảng điện tử, phải có tên gọi, hồ sơ, truy xuất nguồn gốc… Để thực hiện được những vấn đề trên cần phải đào tạo cho người nông dân. 

Theo bà Nguyễn Minh Hằng - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ Ngoại giao), cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về nhận thức, tư duy áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, đào tạo và đào tạo lại các kỹ năng số. Cùng với đó là các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, pháp lý, chính sách kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, định hướng hoạt động trong xây dựng thương mại điện tử toàn cầu,... 

Tâm An

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
14 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
15 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
16 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
16 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Tôi dành 2 ngày lái bộ đôi Volkswagen đi Hà Nội - Hạ Long: Đã hiểu lý do Viloran được dàn sao Việt mê, Touareg đáng có doanh số tốt hơn
16/09/2024 09:17
Không khó để bắt gặp Viloran trên đường phố Việt Nam hiện tại, điều cho thấy Volkswagen đã có được “gà đẻ trứng vàng” để từ đó lấy làm bàn đạp doanh số cho các mẫu xe khác như Touareg hay Teramont X.
Gumball 3000: Phú bà Singapore một mình cầm lái McLaren 765LT từ TP HCM 'về nhà'
15/09/2024 08:38
Amanda Toh Steckler - nữ doanh nhân người Singapore từng cầm lái một chiếc McLaren từ Scotland đến Anh quốc với một hành trình dài hơn 3.200km trong 9 ngày hồi năm ngoái.
Đây là mẫu iPhone "đi trước đối thủ 5 năm, một mình cân cả thế giới": iPhone 16 Pro Max chỉ to xác thôi
15/09/2024 03:31
iPhone 16 Pro Max có màn hình 6.9 inch lớn nhất từ trước đến nay nhưng xét về sự đột phá thì không nhiều.
Top đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ ở vị trí nào?
29/08/2024 09:56
Trong Top những thương hiệu đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ không chỉ nổi tiếng, đắt đỏ mà còn khó mua nhất thế giới.