Disney trở thành một trong những công ty 'mong manh' nhất khi khủng hoảng Covid-19 diễn ra: Khi phép màu cổ tích không thể xoá bỏ những thiệt hại nặng nề

05/05/2020 20:07
Trước đây, những công viên, buổi chiếu phim bom tấn, khách sạn, du thuyền và cửa hàng bán lẻ của Disney luôn ở trạng thái đông đúc. Thế nhưng, hiện tại, dường như không có công ty truyền thông nào lại "yếu đuối" trước quy định giãn cách xã hội như Disney.

Trong thế kỷ qua, Disney đã xây dựng nên một đế chế giải trí lớn mạnh. Tuy nhiên, sau một năm thành công với bom tấn "Avengers: Endgame" và ra mắt khu vui chơi chủ đề Star Wars tại các công viên giải trí, thì đại dịch Covid-19 đã khiến Disney phải chững lại trong một khoảng thời gian.

Các lãnh đạo công ty như chủ tịch điều hành Bob Iger và CEO mới Bob Chapek đang trong giai đoạn căng thẳng chống chọi với cuộc khủng hoảng về y tế và kinh tế. Dẫu vậy, khi họ ứng phó với sự ảnh hưởng đối với lợi nhuận công ty, thì câu hỏi đặt ra là liệu những mảng kinh doanh của Disney có thể trở thành "ánh sáng cuối đường hầm" hay không, khi bất ngờ "ôm" những khoản nợ vì đại dịch.

"Mọi thứ đi từ tuyệt vời và tốt, rớt xuống xấu và trở nên tồi tệ hơn"

Michael Nathanson – nhà phân tích truyền thông tại MoffettNathanson, nhận định: "Điều mà mọi người đang lo ngại là chúng ta không biết khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường, cũng không biết liệu sẽ có sự thay đổi trong tương lai hay không. Liệu mọi người có quay trở lại công viên không? Liệu họ còn muốn đến rạp chiếu phim và ngồi cạnh người lạ khi lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh? Đó là những gì người tiêu dùng đang băn khoăn khi nghĩ tới việc sử dụng những dịch vụ của Disney."

Đại dịch là cú đánh mạnh đối với Disney, khi các công viên, khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới đều phải đóng cửa. Hơn nữa, những bộ phim lớn như "Mulan" và "Black Widow" đều bị hoãn ngày công chiếu. Chưa dừng ở đó, công ty truyền thông ESPN đang chật vật để "lấp đầy" thời gian phát sóng do thiếu các sự kiện thể thao. Theo đó, Disney đã phải sa thải hàng nghìn nhân viên và S&P đã hạ xếp hạng tín dụng của công ty, khiến cổ phiếu rớt thảm 27% kể từ đầu năm đến nay.

Nathason cho biết thêm: "Khi các doanh nghiệp không thể hoạt động, Disney sẽ chứng kiến tình trạng dòng tiền tự do và lợi nhuận sụt giảm mạnh trong năm 2020 . Mọi thứ đã đi từ tuyệt vời xuống tốt, rớt xuống xấu và tồi tệ hơn."

Dẫu vậy, Disney vẫn là một thương hiệu được yêu thích và sở hữu một loạt cửa hàng nhượng quyền. Khi người tiêu dùng cảm thấy bí bách vì ở trong nhà quá lâu, thì liệu nhu cầu bị dồn nén trong thời gian dài sẽ giúp những trải nghiệm giải trí mà Disney cung cấp sau đó sẽ tăng vọt?

"Không ai đột nhiên chán những sản phẩm của Disney"

Matthew Ball, cựu giám đốc của Amazon Studios, chia sẻ: "Khả năng phát triển của Disney trong nhiều ứng dụng – như TV, truyện tranh, phim, công viên, sách, chương trình trượt băng, video game, đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Hầu hết các công ty không có tài sản trí tuệ, trong khi chưa kể đến văn hoá hay ‘bộ kỹ năng’, như Disney khi tìm cách lấy lòng khách hàng bằng những hướng đi và sản phẩm mới sau đại dịch." Ông cũng cho biết thêm, "không có ai đột nhiên chán những sản phẩm của Disney" và khi Covid-19 kết thúc thì không một công ty truyền thông nào lại được ưa chuộng hơn Disney.

Disney trở thành một trong những công ty mong manh nhất khi khủng hoảng Covid-19 diễn ra: Khi phép màu cổ tích không thể xoá bỏ những thiệt hại nặng nề - Ảnh 1.

Trong khi đó, Rober Niles – biên tập viên của trang ThemeParkInsider.com, cho rằng các công viên và khu nghỉ dưỡng của Disney sẽ đối mặt với những thách thức lớn nhất đối với việc mở cửa trở lại và các vấn đề này sẽ không thể giải quyết trong thời gian sớm. Dẫu vậy, ông nói thêm rằng Disney đã mất nhiều năm và hàng tỷ USD để khẳng định thương hiệu của mình, sự ràng buộc với người tiêu dùng sẽ mang lại cho Disney "một khởi đầu thuận lợi so với các đối thủ khi lệnh hạn chế được dỡ bỏ."

2020 có thể là năm "thảm hoạ" đối với Disney, nhưng Disney+ vẫn là một điểm sáng của công ty này. Chỉ trong 5 tháng, dịch vụ streaming này đã có tới 50 triệu thuê bao đăng ký trên toàn cầu, đây là con số họ dự kiến phải mất đến 4 năm mới đạt được.

Trip Miller – nhà đầu tư và giám đốc điều hành quỹ phòng hộ Gullane Capital, nhận định Disney+ là yếu tố sống còn đối với công ty ở thời điểm hiện tại. Không chỉ là vì tương lai của Disney, ông tin rằng nền tảng này sẽ giúp thương hiệu Disney càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Bất ổn trong tương lai

Dù Disney+ đang đi lên với tốc độ nhanh hơn dự kiến, trong bối cảnh rất nhiều bộ phận của công ty ngừng hoạt động hoặc gặp vấn đề, thì chỉ một nền tảng này cũng không đủ để bù đắp cho những thiệt hại.

Ông Ball cho hay, Disney là một công ty truyền thông cực kỳ đa dạng và đó "thường là lợi thế trong thời điểm xảy ra khủng hoảng, bởi nó mang lại sự ổn định và hạn chế những bất lợi của việc kinh doanh ít lĩnh vực. Tuy nhiên, Covid-19 đang tác động đến gần như mọi lĩnh vực của Disney, trường hợp ngoại lệ là những ứng dụng streaming nhưng lại chưa có lợi nhuận."

Với sự ổn định của các sản phẩm văn hoá đại chúng, Disney đã tạo dựng được thương hiệu, tài sản và sự trung thành của người tiêu dùng để có thể vượt qua đại dịch. Thế nhưng, vẫn không ai biét quá trình hồi phục sẽ mất bao lâu và mức độ thiệt hại về tài chính của Disney sẽ như thế nào. Bởi vậy, đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, công ty đang đối mặt với một tương lai đầy bất ổn – một điều mà không có phép màu cổ tích nào của Disney có thể khắc phục ngay bây giờ.

Tham khảo CNN

Disney trở thành một trong những công ty mong manh nhất khi khủng hoảng Covid-19 diễn ra: Khi phép màu cổ tích không thể xoá bỏ những thiệt hại nặng nề - Ảnh 3.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
29 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
42 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
55 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.