DN gia đình nữ đại gia Bình Dương 'thâu tóm' loạt khu đất vàng thế nào?icon

Hầu hết các khu đất được tỉnh Bình Dương giao cho doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm dự án phân lô đều có nguồn gốc là đất nhà máy, xí nghiệp. Có trường hợp thu hồi cả  đất công để giao cho DN bà Hường. 

Hầu hết các khu đất được tỉnh Bình Dương giao cho doanh nghiệp gia đình bà Phạm Thị Hường làm dự án phân lô đều có nguồn gốc là đất nhà máy, xí nghiệp. Có trường hợp thu hồi cả  đất công để giao cho DN bà Hường. 

Thu hồi đất công giao cho DN 

Liên quan đến 17 dự án của 4 doanh nghiệp (DN) ở Bình Dương đang được Cục CSĐT Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an xác minh dấu hiệu sai phạm trong việc phân lô bán nền và thực hiện dự án, ông Trần Thanh Liêm – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các sở ngành cung cấp hồ sơ theo yêu cầu. 

17 dự án đang bị điều tra thuộc 4 DN, gồm: Công ty TNHH BĐS Phú Hồng Thịnh (Công ty Phú Hồng Thịnh), Công ty TNHH Quản lý Đầu tư phát triển đô thị Việt Nam (Công ty Quản lý đầu tư VN), Công ty CP Phú Gia Khiêm Land và Công ty TNHH TMDV BĐS Phú Phong. Tất cả 4 DN này đều do bà Phạm Thị Hường và người thân làm chủ. 

Từ việc Bộ Công an thu thập hồ sơ để điều tra dấu hiệu sai phạm trong việc phân lô bán nền tại 17 dự án nói trên đã hé lộ những khuất tất trong việc thu hồi đất, giao đất “thần tốc” của UBND tỉnh Bình Dương cho nhóm DN gia đình nữ đại gia Phạm Thị Hường.

DN gia đình nữ đại gia Bình Dương 'thâu tóm' loạt khu đất vàng thế nào?
Dự án phân lô bán nền của nhóm DN gia đình bà Hường làm chủ đầu tư ở phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An. 

Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, 17 dự án liên quan đến gia đình bà Hường toạ lạc tại những vị trí đắc địa của TP. Thuận An và TP. Dĩ An, tổng số lượng lên đến hàng ngàn nền đất. Như dự án  Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh (đánh số thứ tự từ 1 đến 10); Phú Hồng Khang (3,4ha); Phú Hồng Lộc (2,5ha); Phú Hồng Phát (2,7ha); Phú Gia Huy (3,7ha); Phú Gia (2,6ha); chung cư Phú Hồng Thịnh (0,6ha)…

Từ năm 2015 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã thu hồi đất, giao đất và cho nhóm 4 DN của gia đình bà Hường chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện hàng chục dự án phân lô bán nền. Hầu hết các khu đất này có nguồn gốc là đất nhà máy, xí nghiệp thuê đất của Nhà nước để sản xuất, thậm chí có trường hợp đất công cũng bị thu hồi để giao cho DN.

Đơn cử như khu đất 5,3ha của Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 623 tại phường Bình An, TP. Dĩ An đã bị UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định thu hồi vào ngày 28/6/2017 để giao cho Công ty Phú Hồng Thịnh thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Thịnh VI.

Hay tại phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An, hơn 100m2 đường đất do UBND phường quản lý cũng bị thu hồi để giao cho Công ty Phú Hồng Thịnh làm dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Khang.

Sau khi “thâu tóm” những khu đất đắc địa này, các DN do gia đình bà Hường làm chủ đã xin chuyển mục đích dử dụng đất để phân lô bán nền. Những thủ tục này được cơ quan quản lý ký duyệt nhanh chóng, chủ yếu trong năm 2018. 

“Biến” đất nhà ở xã hội thành đất thương mại

Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích tại các đô thị loại 3 hoặc quy hoạch từ loại 3 trở lên, chủ đầu tư phải dành 20% tổng diện tích đất đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tại một số dự án do DN gia đình bà Hường làm chủ đầu tư, UBND tỉnh Bình Dương lại “ưu ái” một cách bất thường.

Như tại dự án Khu nhà ở thương mại Phú Gia Huy ở phường Bình Chuẩn, TP. Thuận An quy mô 3,7ha do Công ty Phú Hồng Thịnh làm chủ đầu tư. Sau khi giao đất và cho chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất vào tháng 12/2018, đến tháng 4/2019 UBND tỉnh Bình Dương bất ngờ cho điều chỉnh mục đích sử dụng 4.490,6m2 từ đất nhà ở xã hội sang đất ở liên kế thương mại.

Hay tại dự án Khu nhà ở thương mại Phú Hồng Lộc tại phường Thuận Giao, TP. Dĩ An quy mô 2,5ha của Công ty Phú Hồng Thịnh. Chủ đầu tư này được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án vào tháng 8/2018, nhưng đến tháng 4/2019 lại được UBND tỉnh điều chỉnh mục đích sử dụng 3.371,4m2 từ đất nhà ở xã hội sang đất nhà ở liên kế thương mại. 

Liên quan đến những dấu hiệu sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại TP. Thuận An, TP. Dĩ An và Thị xã Bến Cát được báo chí phản ánh trong thời gian qua, ngày 1/7 Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đã chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh. Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/9. 

Phước An 

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
2 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
3 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
3 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
3 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.
Chi 3 tỷ, người mua có thể sở hữu chiếc Range Rover kéo dài này: 11 năm tuổi nhưng tiện nghi tương đương Maybach GLS 480 giá hơn 8 tỷ
1 ngày trước
Chiếc Range Rover Autobiography LWB 2014 có mức giá rẻ hơn gần 3 lần nhưng lại sở hữu tiện nghi không kém cạnh những chiếc Maybach GLS đời mới.