Do đâu hàng chục nhà máy điện gió, điện mặt trời phát sai công suất?

18/07/2020 10:44
Nhiều nhà máy điện gió và mặt trời công suất công bố có độ sai số lớn, lên tới trên 50% so với công suất phát thực tế.

Thống kê của Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia đã chỉ ra công suất thực tế của nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời có sự chênh lệch lớn so với công suất công bố.

Bình quân sai số dự báo công suất phát của các nhà máy là 30%. Có 5 nhà máy có sai lệch lớn nhất là Gió Trung Nam (59%), Thuận Nam Đức Long (48%), Gió Đầm Nại (47%), Hacom Solar (43%) và Gió Tuy Phong (38%). Các dự án điện mặt trời Phước Hữu, Bim, Vĩnh Hảo cũng có mức sai số trên 30%.

Cho rằng mức sai số giữa công bố của nhà máy và thực tế phát điện trên 30% là không thể chấp nhận được, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đề nghị Cục Điều tiết điện lực (ERAV) đưa ra các quy định xử phạt nghiêm khắc hơn về việc công bố này cũng như các chủ đầu tư có giải pháp để số liệu công bố có tính chính xác cao hơn.

Do đâu hàng chục nhà máy điện gió, điện mặt trời phát sai công suất? - Ảnh 1.

Hiện trong Hợp đồng mẫu mua bán điện theo Thông tư 16/2017/TT-BCT đã có quy định vấn đề công bố số liệu nhưng chưa cụ thể. Do vậy, cần được bổ sung các quy định cụ thể hơn khi thực tế phát sinh tình huống này để vận hành hệ thống điện quốc gia điều hành không bị động.

Đánh giá tình trạng này, một số chuyên gia cũng cho rằng, do sự bùng nổ của nhiều nhà máy điện mặt trời trong 6 tháng đầu năm 2019 khi lưới truyền tải chưa được đầu tư kịp thời, đã dẫn tới tình trạng buộc phải cắt giảm công suất của các nhà máy. Vì vậy, nhiều nhà máy có thể đã cố công bố công suất lớn hơn thực tế để đến khi bị cắt giảm thì vẫn được huy động lớn.

Giới chuyên gia đánh giá, Việt Nam có hệ thống truyền tải điện khá tốt nhưng chưa "khỏe" do khâu truyền tải còn nhiều bất ổn. Điều đó thể hiện khi thời gian qua phải giảm phát một số hệ thống năng lượng tái tạo do thiếu trạm truyền tải để dẫn lên hệ thống lưới điện quốc gia. Tất cả điều này khiến cho việc xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng truyền tải điện là tất yếu.`

Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc, Việt kiều Canada - Giám đốc Công ty Sunseap Links cho rằng, với kiến nghị của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ về việc xã hội hóa đường truyền tải điện, nhiều nhà đầu tư cho rằng, nếu chúng ta cho phép tư nhân tham gia vào khâu truyền tải điện, ngân sách nhà nước sẽ đỡ rất nhiều. Cái được lớn nhất khi tư nhân đầu tư vào đây là sẽ dựa trên lợi ích chung của toàn xã hội, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục điện lực và năng lượng tái tạo, để đầu tư tư nhân vào lưới điện truyền tải, cần tạo lập một khung pháp lý rõ ràng. Sắp tới thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 55, Bộ Công Thương cũng nghiên cứu sửa đổi Luật Điện lực. Như vậy mới có cơ sở tách bạch rõ ràng phạm vi đầu tư, phạm vi nào do tư nhân, phạm vi nào do các doanh nghiệp Nhà nước được giao nhiệm vụ đầu tư, quản lý, vận hành.

Trên cơ sở đó, trong quá trình sửa đổi Luật Điện lực cũng thúc đẩy các vấn đề khác như thị trường điện để bảo đảm phát triển thị trường điện, có tín hiệu về giá điện sát với thị trường, khuyến khích nhà đầu tư tư nhân…

Được biết, trước năm 2019, chỉ có 2 nhà máy điện tái tạo đấu nối lưới điện 110kV trở lên (Phong Điền, Krongpa). Trong 6 tháng đầu năm 2019, 89 nhà máy điện tái tạo với tổng CS 4439 MW đã được thử nghiệm, đóng điện và hòa lưới điện Quốc gia.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 99 nhà máy điện mặt trời nối lưới đang hoạt động với tổng công suất đặt là 5.053 MW, cùng với 11 nhà máy điện gió đang hoạt động với tổng công suất là 429 MW, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam.

Quy định yêu cầu các nhà máy có dự báo và gửi cho A0 để phục vụ phương thức vận hành. Việc có sai số lớn về công suất sẽ làm sai lệch quá trình vận hành của hệ thống điện và ảnh hưởng không nhỏ tới các nhà máy trong cùng khu vực.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
2 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
47 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
23 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
39 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
23 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
23 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa