Đô thị thông minh bền vững thì cần giải quyết được vấn đề môi sinh, tác động của việc xây dựng lên môi trường để tạo ra hệ sinh thái hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Điều này vô cùng cấp thiết nhất là đối với Việt Nam, khi tình trạng ô nhiễm đô thị vẫn đang là thực trạng nhức nhối.
Theo Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, diện tích không gian xanh ở Hà Nội là 0,9 m2 mỗi người, thấp hơn 16 lần so với khuyến nghị. Báo cáo từ Sở Xây dựng TP HCM cho biết, toàn thành có hơn 510 ha công viên, chỉ chiếm khoảng 0,2% diện tích thành phố. Tại Đà Nẵng, cả khu vực trung tâm chỉ có 2 công viên, nhiều tuyến đường không có bóng cây xanh rợp mát.
Thiếu hụt mảng xanh trầm trọng ở thành phố lớn
Đô thị hóa quá nhanh và tăng dân số cơ học gây quá tải cho không gian cây xanh ở các thành phố lớn. Nếu không khắc phục, đô thị sẽ bị ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn làm mất chất lượng cuộc sống người dân.
Theo báo cáo của JLL, tìm kiếm không gian sống xanh chiếm ưu thế trong năm qua. Người mua nhà ngày càng quan tâm đến môi trường sống lành mạnh và bền vững để an cư hơn là một không gian đơn thuần để ở. Những dự án nào đáp ứng được các tiêu chí "xanh - thông minh" sẽ giành được lợi thế trên thị trường.
Mô hình đô thị xanh - thông minh
Đô thị thông minh với ứng dụng khoa học công nghệ vào việc tạo ra môi trường thiên nhiên bền vững giúp giảm thiểu tác động từ ô nhiễm các thành phần của lớp vỏ địa lý. Mô hình này còn cần phải tích hợp nhiều tiện ích, đáp ứng mọi nhu cầu sống, giải trí... của người dân.
Celadon City - dự án đô thị xanh thông minh tiêu biểu có quy hoạch tổng thể ấn tượng.
Tọa lạc tại trung tâm quận Tân Phú, Celadon City gây ấn tượng mạnh với giới chuyên gia và cư dân, khi quy hoạch môi trường cảnh quan bài bản ngay từ khâu ý tưởng. Celadon City dành đến 80% diện tích đất để xây dựng công viên cùng hệ thống tiện ích, bao gồm 4 khu vực sinh thái chính: rừng ven hồ, đồng cỏ, hồ sinh thái và suối nước. Mỗi khu vực giữ một chức năng riêng biệt trong tổng thể quy hoạch mảng xanh nhằm duy trì và phát triển đa dạng sinh học của quần thể công viên nội khu 16,4 ha. Đặc biệt, công viên này không phải tự nhiên vốn có, mà là thành quả của công nghệ ươm trồng được Gamuda Land ứng dụng từ những ngày đầu triển khai dự án.
Để kiến tạo khuôn viên xanh rộng lớn phục vụ cộng đồng, chủ đầu tư đã áp dụng phương pháp trồng cây tiên tiến. Theo đó, cây xanh trồng ngay tại vườn ươm trong khuôn viên ngay từ những ngày đầu. Đến khi dự án gần hoàn thành, cây cũng đến độ tuổi đưa vào trồng tại công viên. Phương pháp này giúp loại trừ khâu vận chuyển cây, giảm lượng khí CO2 tiêu thụ do quá trình đó tạo ra, giúp cây con có tỷ lệ sống sót cao hơn, thích nghi dễ dàng với vùng đất.
Hàng ngàn cá thể cây đều có cùng tuổi đời với khu đô thị và được ươm trồng ngay trên chính mảnh đất này
Bên cạnh hệ thống cây xanh, hồ sinh thái tại dự án được vận hành bài bản để điều tiết mực nước, giữ nước mưa trong những ngày mưa lớn, giúp nước phân tán tự nhiên, hài hòa và an toàn để khu vực dân cư luôn khô ráo, trong lành. Hồ lớn nhất trong quần thể Celadon City rộng hơn 8.000 m2, có thể chứa nước đến 2 giờ khi mưa lớn dai dẳng. Nhờ đó, chúng còn có tác dụng tiêu thoát nước, giúp khu đô thị không "biến thành sông" như nhiều địa điểm khác tại TP HCM.
Khi phát triển dự án, Gamuda Land luôn đặt giá trị của cộng đồng lên hàng đầu. Celadon City đã được trang bị nhà máy nước thải chuyên biệt. Nhà máy này xử lý toàn bộ nguồn nước thải từ khu đô thị, lọc lại qua hệ thống chạy liên tục 24/7, đảm bảo nước thải luôn đạt tiêu chuẩn. Đây là một trong những hệ thống xử lý nước thải lớn nhất thành phố. Nước thải đã qua xử lý tại Celadon City còn góp phần giảm ô nhiễm cho các kênh thoát nước của khu vực quận Tân Phú. Chủ đầu tư cho biết, sắp tới đây sẽ triển khai thêm các công nghệ xử lý rác thải, năng lượng tái tạo tân tiến tại các nước phát triển nhằm biến dự án trở thành một khu đô thị tự hành thực thụ, thỏa mãn các tiêu chí đô thị thông minh phổ biến trên thế giới.
Đô thị thông minh phải đảm bảo được sự hài hòa giữa hạ tầng và môi trường tự nhiên
Ứng dụng các công nghệ số chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ cốt lõi của đô thị thông minh, bên cạnh đó còn cần có những giải pháp công nghệ nhằm duy trì sức sống cho môi trường tự nhiên. Một đô thị thông minh đúng nghĩa ngoài hạ tầng công nghệ, còn cần có một môi trường sống bền vững cho các thế hệ hôm nay và mai sau.