Doanh nghiệp chê mỏ cát sông Tiền có giá 'quá lố'icon

Ông Bùi Văn On ở thị xã Tân Châu (An Giang) - một trong 19 người tham gia đấu giá mỏ cát sông Tiền - cho rằng giá trúng thầu hơn 2.800 tỷ là "không tưởng".

Ông Bùi Văn On ở thị xã Tân Châu (An Giang) - một trong 19 người tham gia đấu giá mỏ cát sông Tiền - cho rằng giá trúng thầu hơn 2.800 tỷ là "không tưởng".

 

Mỏ cát sông Tiền ở huyện Chợ Mới, An Giang có trữ lượng 2,4 triệu m3 mới đây được một doanh nghiệp ở quận 7 (TP.HCM) ra giá trên 2.811,9 tỷ đồng để trúng thầu.

Ông Bùi Văn On (Sáu On), Phó giám đốc Công ty Phúc Thành ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết ông là một trong 19 người tham gia gói thầu này và nhận thấy cái giá mà Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.HOME đưa ra quá phi lý.

Ra giá “quá lố”

Nói với Zing, ông On cho biết đã có kinh nghiệm 30 năm trong khai thác mỏ cát sông Tiền, sông Hậu. Ở tuổi 69, ông bắt đầu giao gần hết công việc cho con trai, lui về làm phó giám đốc để cố vấn đường đi, nước bước cho các doanh nghiệp của gia đình.

Doanh nghiệp chê mỏ cát sông Tiền có giá 'quá lố'
Ông Sáu On có nhiều sà lan khai thác cát nằm chờ dự án. Ảnh: Nhật Tân.

Vị doanh nhân đã 69 tuổi này kể lại cuộc đấu giá được cho là “có một không hai” ở miền Tây. Mỏ cát có trữ lượng gần 2,4 triệu m3 ở sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới có giá khởi điểm 7,2 tỷ đồng được đấu giá gần 200 vòng. Vài chục vòng đầu, 16 doanh nghiệp đã lần lượt bỏ cuộc khi số tiền lên đến khoảng 600 tỷ đồng.

“Tôi theo đến trên 100 vòng đấu và ra giá 1.440 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp còn lại tăng giá tiếp tục nên tôi đầu hàng. Hai công ty loại được tôi đấu tiếp, đấu không dừng. Công ty có vốn nước ngoài ở quận 7, TP.HCM đã loại bỏ 18 đối thủ để làm 'bá chủ võ lâm'. Tôi với doanh nghiệp xếp thứ 2 mà theo nữa chắc giá lên đến 5.000 tỷ đồng”, ông On nói.

Ông Sáu On cũng nói rằng doanh nghiệp bỏ ra 2.811,9 tỷ đồng để mua quyền khai thác mỏ cát 2,4 triệu m3 là “quá lố”.

Ông tính toán rằng mỏ cát rộng 60 ha, nếu đào từ đáy sông xuống 4-5 m sẽ lấy được nhiều nhất là 3 triệu m3 cát.

“Giá cát sông hiện nay 70.000-80.000 đồng/m3, lấy được 3 triệu m3 thì chỉ có 240 tỷ đồng. Số tiền này so với 2.811,9 tỷ đồng thì sao làm nổi. Chắc doanh nghiệp này chơi cho nổi tiếng”, ông Sáu On chia sẻ.

Theo ông On, mỏ cát sông Tiền nếu doanh nghiệp có sẵn bãi tập kết vật tư, không phải đầu tư thêm sà lan để khai thác và có công nghệ sàng cát kỹ thuật cao thì ra giá 600 tỷ vẫn lấy được. Vì vậy, sau khi đấu đến mức 600 tỷ chỉ còn 3 doanh nghiệp thì ông "ráng đu theo" nhằm thăm dò năng lực của đối thủ.

"Lên tới 600 tỷ thì tôi tăng mỗi vòng chỉ 5%, còn 2 doanh nghiệp kia tăng mấy chục lần. Mỗi vòng mình tăng 5% thì không bị mắc bẫy đối thủ nhưng lên đến 1.440 tỷ đồng thì chịu hết nổi", ông On giải thích.

“Tôi lỗ 100 tỷ cũng không sao”

Nói về mỏ cát khác có trữ lượng trên 1,4 triệu m3 dưới sông Hậu mà con trai ông On là Bùi Hữu Phúc, Giám đốc Công ty Phúc Thành Tân Châu, tham gia đấu giá cùng 15 doanh nghiệp và đã trúng thầu mỏ khi chấp nhận chi gần 273 tỷ đồng, vị doanh nhân này cho biết mỏ rộng gần 60 ha. Tuy nhiên, độ sâu khai thác từ đáy sông xuống chỉ 4 m. Vì vậy, nếu khai thác tốt doanh nghiệp gia đình ông On sẽ thu về khoảng 1,5 triệu m3 cát.

“Với giá cát hiện nay, mỏ sông Hậu gia đình tôi khai thác chắc chắn lỗ. Tuy nhiên, tôi có 6 chiếc xáng cạp nằm không, nếu không ráng đấu giá thì có đâu công ăn việc làm cho công nhân. Trước mắt là thấy lỗ khi mua mỏ cát này. Bán triệu mấy khối cát này phải được giá 200.000 đồng/m3 mới đủ vốn. Còn bán giá 70.000-80.000 đồng như hiện nay sẽ lỗ khoảng 100 tỷ đồng”, ông On khẳng định.

Tuy nhiên, vị phó giám đốc doanh nghiệp cho rằng nếu không quyết tâm trúng giá để được quyền khai thác mỏ cát sông Hậu thì không chỉ công nhân mất việc mà còn ảnh hưởng lớn đến công ty. Lý do, nếu công ty không có doanh thu sẽ không đi đâu đấu thầu mỏ cát được. “Vì vậy, phải tìm cách lấy cát đó. Cát loại 70.000 đồng mình sàng rửa, qua công nghệ chế biến lên đến 250.000-300.000 đồng/m3”, ông On giải thích.

Doanh nghiệp chê mỏ cát sông Tiền có giá 'quá lố'
Hoạt động khai thác cát nhộn nhịp dưới sông Hậu. Ảnh: Nhật Tân.

Cách tính cụ thể của người 30 năm gắn bó với các mỏ cát là sàng sạch một nửa trữ lượng khai thác được để bán với giá cao. Một nửa còn lại không bán mà để san lấp cho các công trình của những công ty gia đình nhằm tăng doanh số.

“Gia đình tôi có được trên 1.000 tỷ đồng nên lỗ 100-200 tỷ cũng không ảnh hưởng gì tới vợ con nhưng bù lại công nhân có được công ăn việc làm. Khi công nhân có được việc làm, mình kiếm 1-2 công trình nào đó để tạo ra 100-200 tỷ khác để bù lỗ. Vì vậy, cát sàn bỏ mình không bán cho ai, mình đi san lấp công trình kiếm 100-200 tỷ để gỡ vốn”, chủ doanh nghiệp nói.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh An Giang vừa báo kết quả đấu giá quyền khai thác mỏ cát có trữ lượng gần 2,4 triệu m3 ở sông Tiền thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới và hai mỏ cát trên 1,4 triệu m3 ở sông Hậu thuộc hai huyện Châu Phú, Phú Tân.

Giá khởi điểm mỏ cát sông Tiền là 7,2 tỷ đồng. Đơn vị chấp nhận chi 2.811,9 tỷ đồng để giành quyền khai thác mỏ cát này là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T-S.HOME (quận 7, TP.HCM).

Hai mỏ cát sông Hậu có giá khởi điểm 4,4 tỷ đồng và Công ty TNHH Phúc Thành Tân Châu (thị xã Tân Châu, An Giang) giành quyền khai thác với mức giá 272,8 tỷ đồng.

Trao đổi với Zing, ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang, cho biết mỏ cát sông Tiền trữ lượng 2,4 triệu m3, nếu nhân với giá cát 67.500 đồng như hiện nay thì mọi người đều biết giá trị bao nhiêu (khoảng 162 tỷ đồng – PV). Do đó, ông Trí chưa thể đánh giá được mục tiêu của doanh nghiệp trúng đấu giá trong thương vụ này.

“Trước khi nhận giấy phép khai thác mỏ cát này, doanh nghiệp phải đóng 145 tỷ đồng. 4 năm tiếp theo, mỗi năm phải đóng 543 tỷ đồng để đủ 2.811,9 tỷ đồng sau 5 lần nộp tiền”, ông Trí nói.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Chỗ này thấy cũng lạ nên sắp tới tôi giao cho Sở TN&MT mời doanh nghiệp đến để thỏa thuận các điều khoản ràng buộc trước khi ra quyết định trúng thầu. Nếu doanh nghiệp này bỏ thầu sẽ mời các doanh nghiệp tiếp theo để chấm thầu tiếp chứ không hủy. Đơn vị này thỏa thuận không xong thì mời các đơn vị kế tiếp”.

(Theo Zing)

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.524.131 VNĐ / tấn

80.75 USD / lbs

0.06 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
15 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
15 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.