Doanh nghiệp chọn kinh doanh 'xanh' làm chiến lược và lợi thế cạnh tranh

19/03/2023 17:04
Sáng 19/3 tại Hà Nội, Phiên cao cấp Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề
Doanh nghiệp chọn kinh doanh xanh làm chiến lược và lợi thế cạnh tranh - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu khai mạc diễn đàn. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng ghi nhận rằng, trong nhiều năm qua, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò và đóng góp trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược và lợi thế cạnh tranh; từ sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội, đến đầu tư nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải…

Theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam dự kiến cần khoảng 30 tỷ USD để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, trong đó ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng tối đa 30% nguồn lực. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong tăng trưởng xanh nguồn đầu tư tư nhân mới đóng vai trò quyết định.

Chủ tịch Liên minh Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công, Đồng Chủ tịch VBF cho biết, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án có chất lượng cao. Mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách trong những năm qua cũng đã được tích cực triển khai theo định hướng này. Nhiều luật quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường, các nghị định hướng dẫn cũng được ban hành theo hướng phát triển xanh và bảo vệ môi trường... Để hiện thực hóa các định hướng chính sách quốc gia nói trên cần sự chung tay của tất cả các bên: chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, người dân, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quốc tế.

Qua thực tiễn kinh doanh và nhất là trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức như: Mức độ hiểu biết về môi trường còn hạn chế. Chỉ có 31,8% doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia khảo sát của VCCI cho biết họ hiểu rõ các quy định môi trường. Mặc dù, có đến 68% doanh nghiệp bày tỏ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu. Ngoài ra, mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp chưa cao dù đang dần được cải thiện. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm với môi trường và cho rằng quy mô hoạt động của doanh nghiệp mình quá nhỏ để gây hại cho môi trường. Nhiều doanh nghiệp không có nhân lực am hiểu về pháp luật môi trường trong khi các quy định môi trường còn phức tạp. Chi phí tuân thủ các quy định môi trường còn cao không hợp lý khiến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm trước mắt.

"Thêm vào đó, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho đổi mới, thực hành xanh mới ở mức độ khởi đầu. Theo báo cáo năm 2021 của UNDP, ngay cả trong các lĩnh vực thâm dụng năng lượng như sản xuất, vận tải, xây dựng, cũng chỉ có khoảng 1/2 doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên...", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Xuất phát từ thực tế ấy, ở cương vị đứng đầu VCCI và đại diện tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Phạm Tấn Công bày tỏ mong muốn: Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về môi trường; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật về môi trường, phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước cần nâng cao hiệu quả việc phổ biến các chính sách, quy định để các doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.

Chủ tịch VCCI cũng kiến nghị, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tăng trưởng xanh, khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ sạch; đa dạng hóa hơn nữa các chính sách để ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư theo hướng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, ít tiêu hao năng lượng, tài nguyên, phát thải thấp, thân thiện với môi trường. Cùng với đó, xây dựng các bộ tiêu chí để sàng lọc, lựa chọn, đánh giá các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường…

Các địa phương cần theo dõi, đánh giá thực thi chính sách về bảo vệ môi trường, phát triển xanh, phát triển bền vững; đồng thời, hoàn thiện khung khổ chính sách để thúc đẩy tiến trình thực thi. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho tăng trưởng xanh đối với các doanh nghiệp. Các cơ quan Nhà nước cần xây dựng cơ chế để thúc đẩy các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tài chính xanh như tín chỉ carbon, trái phiếu xanh, thị trường mua bán carbon.

Cuối cùng, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; khắc phục những tồn tại, cản trở và còn gây nhiều phiền hà cho doanh nghiệp như về thủ tục đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, phòng cháy, xây dựng, quản lý thị trường, môi trường, kho bạc và lao động…

Chủ tịch Phạm Tấn Công cho biết thêm, VCCI đang xây dựng và dự kiến sẽ công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) trong tháng 4 tới. Đây là bộ chỉ số độc lập đánh giá môi trường kinh doanh xanh cấp tỉnh, mức độ thực thi, tuân thủ pháp luật về môi trường, thực trạng ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản lý và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư xanh của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
3 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
2 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
47 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.889.143 VNĐ / thùng

74.34 USD / bbl

2.10 %

+ 1.53

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.784.191 VNĐ / thùng

70.21 USD / bbl

2.12 %

+ 1.46

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.307.808 VNĐ / m3

3.35 USD / mmbtu

4.97 %

+ 0.16

Than đá

COAL

3.595.826 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.18 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Đã tìm ra smartphone ‘chân ái’ cho người chơi ‘hệ thích di chuyển’
56 phút trước
Nếu bạn là người đam mê du lịch, thích khám phá những vùng đất mới và lưu giữ những khoảnh khắc đáng giá, OPPO Find X8 Series chính là lựa chọn lý tưởng.
Xăng RON 95 về sát 20.500 đồng/lít
50 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11), giá xăng trong nước giảm từ 80 - 110 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 21/11: Giá xăng dầu đồng loạt giảm phiên thứ 2 liên tiếp
13 giờ trước
Đúng như dự đoán của giới chuyên gia và doanh nghiệp, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 21/11 tiếp tục suy giảm theo đà suy giảm của giá xăng dầu thế giới.
Chán nản với các quốc gia thành viên, thủ lĩnh của OPEC+ dễ đưa ra một 'đòn trừng phạt' khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu rúng động, Nga 'toát mồ hôi hột'
18 giờ trước
Quyết định này nếu được đưa ra có thể đẩy giá dầu về mức 50 USD/thùng.