Doanh nghiệp cuối tuần: Thế nan giải của các hãng gọi xe

12/06/2022 10:22
Giá cao, khách ít, lãi ít, tài xế ít chạy, khiến giá càng cao hơn. Vòng luẩn quẩn khiến các hãng gọi xe lâm vào thế lưỡng nan: Khi nào vòng lặp này kết thúc?

Trong thời gian gần đây, nhiều khách hàng của các ứng dụng gọi xe công nghệ, đặt biệt là Grab, liên tục phàn nàn vì giá cước tăng cao, cũng như đội giá vào giờ cao điểm, trời mưa. Việc đặt xe cũng khó khăn hơn trước.

Việc tăng giá cước được Grab thông báo từ tháng 3/2022 với lý do “bù đắp một phần chi phí vận hành cho tài xế, để giúp họ có thêm trang trải và khuyến khích các đối tác tài xế hoạt động tích cực hơn.”

Cụ thể giá GrabCar (gọi xe 4 - 7 chỗ) tăng từ 20.000đ lên 29.000đ cho 2km đầu tiên. Các km tiếp theo tăng từ 9.000đ lên 10.000đ. Và giá này có thể lên cao hơn trong thời gian cao điểm, giờ tan làm, những lúc mưa gió, v.v..

Chẳng hạn trên cùng một chặng đường 10km, giá GrabCar giờ thường là 185.000đ cho xe 4 chỗ và 222.000đ cho xe 7 chỗ. Thế nhưng đến giờ cao điểm thì giá có thể lên đến 204.000đ cho xe 4 chỗ và 244.000đ cho xe 7 chỗ.

Chính sự tăng giá này dẫn đến nhiều lời than phiền, chỉ trích của khách hàng.

Những tưởng việc tăng giá cước chỉ làm khổ khách hàng, nhưng trên thực tế các bác tài cũng mệt mỏi vì tình trạng này.

Theo chia sẻ của một tài xế gắn bó lâu năm với Grab, thì trong giờ cao điểm nếu để giá như giờ thường thì thiệt thòi cho tài xế. Tuy nhiên khi tăng lên quá nhiều thì khách lại bực mình rồi phàn nàn. Tài xế cũng rất mệt mỏi.

Doanh nghiệp cuối tuần: Thế nan giải của các hãng gọi xe - Ảnh 1.

Các tài xế ngừng chạy rất nhiều vì lãi ít


Không chỉ là tình trạng tăng giá cước, nhiều hãng gọi xe cũng lo sốt vó trước tình trạng thiếu hụt tài xế. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, các tài xế ngừng chạy rất nhiều vì lãi ít.

Điều này lại vô tình tạo ra một vòng quay luẩn quẩn rất nguy hiểm cho các hãng gọi xe. Đó là khi tài xế ít chạy hơn thì đội xe của hãng sẽ ít hơn. Khi đó hãng khó cạnh tranh, khách hàng khó tìm xe. Để có nhiều xe, hãng tăng giá cước thu hút tài xế. Giá cước tăng lại khiến khách ít đi, kéo theo thu nhập tài xế ít lại, và tài xế lại tiếp tục không muốn chạy.

Không chỉ có Grab ở Việt Nam, mà rất nhiều hãng gọi xe trên thế giới cũng đang lâm vào tình trạng này.

Chẳng hạn ứng dụng gọi xe Lyft và Uber của Mỹ. Đối tác tài xế của hai hãng thiếu hụt khá nhiều vì thu nhập không ổn định. Vậy nên Lyft và Uber phải triển khai nhiều chương trình để lôi kéo tài xế. Khi đó phần chi phí này được tính ngược lại giá cước. Đó là còn chưa kể phần tiền thêm cho tài xế.

Tuy nhiên đến đây lại gặp mặt trái. Giá cước tăng cao thì khách hàng sẽ không hài lòng, và ít đi hơn. Vậy nên Lyft và Uber đang phải sốt vó giải quyết tình trạng thiếu hụt tài xế trước khi bị khách hàng quay lưng.

Doanh nghiệp cuối tuần: Thế nan giải của các hãng gọi xe - Ảnh 2.

Giá cước tăng cao thì khách hàng sẽ không hài lòng, và ít đi hơn


Khi các hãng gọi xe không còn tạo được nhiều lợi nhuận từ gọi xe, hoặc thậm chí là lỗ nặng, thì họ hướng đến giải pháp là đa dạng hóa nguồn thu và không tập trung quá nhiều vào gọi xe thuần túy. Hay nói cách khác, những ứng dụng gọi xe lại phát triển ở các mảng không phải gọi xe.

Chẳng hạn ở Việt Nam, nhắc đến Grab hay Gojek là người ta nghĩ đến gọi xe. Thế nhưng trên thực tế, với Grab, từ hơn 2 năm nay gọi xe chỉ chiếm chưa đến một nửa tổng giá trị giao dịch. Vậy nên các hãng này đã chuyển mình thành các siêu ứng dụng, cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau, ngoài gọi xe còn có giao đồ ăn, đi chợ hộ, bán vé sự kiện, giải trí cho đến đặt phòng du lịch.

Hoặc Uber ở Mỹ cũng tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống, từ giao đồ ăn đến thương mại điện tử. Hiện tại giao hàng chiếm một nửa tổng số lượt đặt trước của Uber trong quý 1 năm 2022.

Với thực tế hiện tại, liệu có thể nói rằng gọi xe đang dần hết thời?

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.