Doanh nghiệp dệt may chạy đua sản xuất khẩu trang

04/02/2020 20:38
Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hai đơn vị thành viên là Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân và Công ty May Đồng Nai đang đẩy mạnh sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu phòng chống dịch corona. Nhiều doanh nghiệp dệt may khác cũng cho biết, sẽ có hàng triệu khẩu trang được đưa ra thị trường những ngày tới.

Để giảm bớt áp lực về thiếu khẩu trang trên thị trường, theo ông Nguyễn Tiến Trường, các công ty may thuộc tập đoàn sẽ lấy nguồn vải từ Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân và Công ty May Đồng Nai và tập trung sản xuất khẩu trang cung ứng tại chỗ ở các địa phương.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Vinatex, việc đáp ứng ngay nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ cần thời gian để doanh nghiệp sắp xếp dây chuyền và triển khai công nghệ, do khẩu trang không phải mặt hàng sản xuất thường xuyên của các doanh nghiệp này. Lãnh đạo Vinatex cho biết, số lượng vải dệt kim kháng khuẩn đủ để sản xuất ra 300-400 ngàn khẩu trang/ngày, đồng thời cam kết sẽ công khai giá vải, giá bán trên thị trường.

Ông Đào Đình Khoa, Giám đốc Công ty CP Tanaphar cho biết, công ty đang sản xuất hai loại khẩu trang thường và khẩu trang tiệt trùng. Trong đợt cao điểm phòng, chống dịch corona, công ty đã huy động tối đa công suất dây chuyền thiết bị và toàn bộ nhân lực làm việc 24/24 giờ/ngày và có thể sản xuất sản suất khoảng 50.0000- 60.000 sản phẩm khẩu trang y tế/ngày nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ông Khoa cũng cho biết, các sản phẩm của công ty được cung ứng ra thị trường với giá bán được niêm yết rõ ràng và không tăng giá so với thời điểm trước khi có dịch. Ông Khoa cũng cho biết, công ty chỉ còn lượng màng lọc kháng khuẩn rất hạn chế, trong khi đó, các nguồn nhập khẩu từ nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…) đang gặp khó khăn do hầu hết các quốc gia này đang siết chặt hoạt động xuất khẩu loại nguyên liệu này.

Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Đại Uy, ông Lê Xuân Hiền cho biết, đơn vị hiện có hai dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế khá hiện đại với công suất tối đa lên đến 100 nghìn sản phẩm/ngày. Công ty đã huy động tối đa công suất dây chuyền và nhân lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện công ty chỉ còn khoảng 300 kg vải lọc kháng khuẩn, tương ứng với khoảng 1,1 triệu sản phẩm khẩu trang thành phẩm. Đại diện nhiều doanh nghiệp dệt may cũng cho biết, giá nguyên phụ liệu sản xuất khẩu trang y tế đã tăng khá mạnh so với cách đây 1 tháng.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải cho biết, hiện một số quốc gia đã cấm xuất khẩu sản phẩm y tế song vẫn cho phép xuất khẩu nguyên vật liệu sản xuất, trong đó có nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế. Do đó, cùng với Cục Công nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu sẽ chủ động tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo các Thương vụ và Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm đối tác cung cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
42 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
54 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
7 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vàng mã, túi nylon sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, hành vi đốt mã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây lãng phí lớn vì vậy cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này.
iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
19 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.