Doanh nghiệp địa ốc ngóng chính sách mới

12/11/2022 07:21
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho biết vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến thị trường bất động sản hiện nay là thủ tục pháp lý khi luật mới chưa hẹn ngày phê duyệt.
Doanh nghiệp địa ốc ngóng chính sách mới - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái

Doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu đến 40% giá hợp đồng.

70% khó khăn đến từ thủ tục pháp lý

Chia sẻ tại cuộc họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây, lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản phía nam cho biết, 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh, mà nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất.

Vị lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông làm kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3-5 năm).

Bên cạnh đó, cũng có tình trạng tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý trong một số cán bộ công chức dẫn đến đùn đẩy hồ sơ, không dám đề xuất, không dám quyết định. Làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Cũng ghi nhận tình trạng trên, trao đổi riêng với DĐDN , ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai cũng thừa nhận thị trường bất động sản rơi vào tình trạng chung đang rất khó khăn.

Đặc biệt, nguyên nhân lớn nhất là các khung pháp lý, các Luật “đinh” của thị trường như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đang trong thời gian sửa đổi dẫn đến tình trạng “không ai dám làm, không dám phê duyệt”. Thủ tục đầu tư kéo dài gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tác động của một số doanh nghiệp làm không chuẩn chỉ, gây nên những tiêu cực, những vấn đề về lợi ích ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và người làm thật.

Ông Sơn cho biết, một số nguyên nhân khác đến từ khó khăn trong nguồn vốn tín dụng, việc kiểm soát dòng tín dụng vào thị trường bất động sản cũng là một biểu hiện. Song, thực tế với các doanh nghiệp làm dự án phục vụ nhu cầu ở thực của người dân thực tế không quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng như vậy vì họ có chiến lược sử dụng vốn rất dài hạn.

“Việc hạn chế tín dụng một thời điểm sẽ có tác động nhưng không phải không quá lớn với thị trường. Vấn đề quan trọng hiện nay là thủ tục pháp lý vẫn còn bất cập. Các nhà phát triển bất động sản và cả người mua đang mất lòng tin, ảnh hưởng xấu đến thị trường và cả nền kinh tế” – ông Bùi Khắc Sơn chia sẻ.

Sớm hoàn thiện sửa đổi các Luật

Ông Bùi Khắc Sơn kiến nghị Chính phủ sớm có một định hướng rõ ràng dẫn dắt thị trường, có thời hạn cụ thể việc hoàn thiện sửa đổi luật, các thủ tục hành chính và sớm triển khai để doanh nghiệp có thể tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư.

Doanh nghiệp địa ốc ngóng chính sách mới - Ảnh 2.

Doanh nghiệp bất động sản mong sớm phê duyệt các thủ tục mới

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Nam cũng kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng “quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Đồng thời, trong lúc chờ Luật Đất đai và một số luật liên quan (mới), đề nghị Chính phủ khẩn trương xem xét ban hành ngay trong tháng 11/2022 “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” và “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai”, để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc cụ thể của các dự án đô thị, nhà ở.

Trong đó, sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP và Nghị định 49/2021/NĐ-CP để tháo gỡ các “vướng mắc” về thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quỹ đất để tăng nguồn cung nhà ở xã hội và sửa đổi Nghị định 31/2021/NĐ-CP để tháo gỡ “vướng mắc” về “thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch” và cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị được quyền đầu tư xây dựng, kinh doanh các công trình y tế, giáo dục, công viên vui chơi giải trí, công viên chuyên đề trong chính dự án của mình.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
58 phút trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
57 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
4 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
2 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
57 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
19 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.