Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống TP.HCM "đau đầu" khi được mở cửa trở lại

14/09/2021 11:41
Trong đơn tập thể gửi đến lãnh đạo TP.HCM, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, mô hình chuỗi cửa hàng và nhà hàng, cho biết dù TP đã cho mở cửa trở lại nhưng họ không thể thực hiện được.

Theo thư kiến nghị, các doanh nghiệp đều biểu lộ sự vui mừng khi thành phố cho phép hoạt động kinh doanh ăn uống được mở cửa trở lại từ ngày 7/9, song cho rằng việc triển khai chính sách đang gặp nhiều thách thức.

Cụ thể, môi trường nhà hàng, quán ăn không có chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt cho nhân viên. Việc xin giấy đi đường tại TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian.

TP.HCM cũng cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học văn phòng, thiết bị dụng cụ học tập (có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh) được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày theo hình thức bán hàng mang đi.

Ngoài ra, việc di chuyển khó khăn cũng khiến doanh nghiệp F&B bị thiếu nguyên vật liệu để sản xuất, kinh doanh, nhà cung cấp không thể giao hàng liên quận, liên tỉnh. "Thời gian cho phép bán hàng quá ngắn (đến 18h) trong khi phần lớn nhu cầu ăn uống đa số là vào buổi tối," thư kiến nghị nêu rõ. Dù không có doanh thu nhưng các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn, bán lẻ vẫn phải chi trả chi phí mặt bằng, kho bãi, nhân sự, bảo hiểm xã hội…Theo đó, quy định thực hiện mô hình “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, ngủ/nghỉ tại chỗ) đã khiến các doanh nghiệp, người kinh doanh "bó tay". Bởi hiện nay nhà hàng không có khu vực tắm rửa và nghỉ ngơi cho nhân viên, rất nóng và ngột ngạt khi đóng cửa vào cuối ngày, do đó không đảm bảo sức khỏe và không phù hợp để làm nơi ở cho nhân viên.

Thời gian bán hàng là từ 6 giờ sáng đến 18 giờ là quá ngắn, không kịp thực hiện các đơn hàng phục vụ giờ ăn tối của người dân. Quy định nhân viên phải được xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 hai ngày/lần, với mức phí doanh nghiệp tự chi trả cho xét nghiệm nhanh sẽ khiến tăng chi phí hoạt động. Trong khi đó, đa số nhân viên nhà hàng đã trở về tỉnh và chưa được tiêm vắc xin nên khó trở lại TP.HCM để làm việc.

Một nguyên nhân nữa khiến việc mở cửa khó thành hiện thực là thiếu nguyên vật liệu do một số hạn chế trong việc giao hàng liên tỉnh, liên quận của các nhà cung cấp.

Từ những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp kiến nghị lên lãnh đạo UBND TP.HCM và các cơ quan ban ngành có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các doanh nghiệp bán lẻ, dịch vụ ăn uống, mô hình chuỗi cửa hàng, nhà hàng bằng các giải pháp như: ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống TP.HCM đau đầu khi được mở cửa trở lại - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp cho biết khó đáp ứng được quy định "3 tại chỗ" vì không gian nhỏ, không có chỗ nấu ăn, không bố trí được chỗ ở lại cho nhân viên.

Những người được tiêm ít nhất 1 mũi có thể trở lại làm việc tại văn phòng và tại cơ sở kinh doanh ăn uống, bán lẻ, dịch vụ. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm kiểm tra sức khỏe cho nhân viên, đảm bảo tuân thủ 5K nghiêm ngặt. Cho phép nhân sự giao hàng riêng của doanh nghiệp bán lẻ và dịch vụ được đi giao hàng chứ không giới hạn chỉ có tài xế công nghệ được di chuyển. Đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất có đủ nguồn cung nguyên vật liệu (kể cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ như bao bì, tem nhãn...).

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị cho tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội ít nhất đến 6 tháng sau khi công bố hết dịch. Miễn giảm 100% nghĩa vụ phải nộp bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp và người lao động trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động và giãn cách xã hội. Được miễn thuế VAT trong năm 2021, giảm 50% thuế VAT trong hai năm kế tiếp 2022 - 2023, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 và giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm kế tiếp. Được chấp nhận tất cả các chi phí phát sinh trong đại dịch mà doanh nghiệp phải chịu: xét nghiệm, chi phí chống dịch và 3 tại chỗ.

Các doanh nghiệp cũng kiến nghị được cấp nguồn cho vay và hỗ trợ các doanh nghiệp trong vòng 24 tháng trong và sau dịch, hoặc hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp tối thiểu 4% tương đương gói hỗ trợ năm 2008 - 2009 trong vòng hai năm kể từ ngày 1.10.2021. Cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (cả gốc và lãi) đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài. Đồng thời khoanh nợ gốc và giảm lãi suất từ 2 - 3% kể từ ngày 1.10.2021 đến 6 tháng sau khi Chính phủ công bố hết dịch đối với các doanh nghiệp còn lại.

Trả lời báo chí, ông Lê Xuân Trường, CEO hệ thống F&B chuyên bán hàng mang đi Tasty Kitchen cho biết dù bán món mang đi là lợi thế của hệ thống nhưng chưa kịp triển khai, có thể mất một thời gian nữa. Hơn nữa, doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo với cơ quan quản lý địa phương nếu muốn hoạt động trở lại, rồi sắp xếp lại nhân sự, nguyên liệu, nhân viên giao hàng... "Phần lớn nhân viên của chúng tôi đều đã về quê, một số ở trong khu vực phong tỏa, mất nhiều thời gian mới có thể quay trở lại. Chưa kể các điều kiện xét nghiệm, test Covid-19 và giá nguyên liệu tăng rất cao..." ông Trường nói.

Theo ông Mai Trường Giang, CEO Otoke Chicken và Chewy Chewy, doanh nghiệp F&B hiện nay đang phải chi trả rất nhiều chi phí và chấp nhận lỗ để duy trì mô hình kinh doanh mang đi. Việc giao hàng hiện nay của các cửa hàng cũng gặp nhiều khó khăn do giá giao hàng tăng vọt, lực lượng shipper không đủ, phí hoa hồng cho các ứng dụng giao hàng công nghệ là 20 - 30%. Chưa kể đến việc thành phố vẫn còn nhiều điểm phong tỏa, chưa thể giao hàng nội quận dễ dàng. "Vì vậy, chúng tôi sẽ theo dõi thêm và đưa ra kế hoạch mở lại khi tình hình ổn định hơn," ông Giang chia sẻ.

Trả lời về thông tin quán ăn chưa mở cửa do thiếu nguyên liệu, chiều 10/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết TP.HCM có khoảng 7.500 doanh nghiệp, hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Ông Phương khẳng định các loại thực phẩm chính hiện nay không thiếu. Việc nhiều quán ăn chưa mở lại có nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, về cách thức vận hành, các quán ăn phải mở lại hoạt động trong an toàn, an toàn tới đâu mở tới đó. Các loại hình này trước mắt hoạt động "3 tại chỗ", chỉ bán mang về thông qua shipper. Hiện nay người giao hàng chỉ hoạt động trong phạm vi 1 quận, huyện. Người kinh doanh phải tính toán vì "3 tại chỗ" cũng gặp một số khó khăn.

Thứ hai, là việc cách thức tiếp cận với nguồn nguyên liệu. Trước đây, người kinh doanh có các nhà cung cấp thường xuyên, chỉ cần gọi điện thoại là giao hàng hóa tới. Hiện nay, người kinh doanh phải đặt hàng qua một người khác, vì các nhà cung cấp hiện nay chưa có giấy đi đường để có thể cung cấp được.

Thứ ba, hiện nay khách hàng, người dân không được trực tiếp đi ra đường, chỉ mua thông qua shipper, mà shipper chỉ hoạt động trong quận, huyện. Có nghĩa là quán ăn này chỉ phục vụ trong phạm vi 1 quận, huyện. Các quán ăn sẽ có khả năng không có lượng khách hàng lớn như trước đây, dẫn đến việc họ sẽ cân nhắc có mở ngay lúc này hay không…


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.