Doanh nghiệp FDI còn thiếu niềm tin vào giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án

29/03/2019 16:55
Tăng cường hoạt động phổ biến, thông tin, nâng cao nhận thức về cơ chế bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại cho các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng.

Đây được xem là chìa khoá quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tự tin tham gia tốt hơn vào chuỗi gía trị toàn cầu.

Doanh nghiệp FDI còn thiếu niềm tin vào giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án - Ảnh 1.

Giáo sư Edmund Malesky - Giảng viên kinh tế chính trị trường Đại học Duke - Trưởng nhóm nghiên cứu PCI.

Đó là nhận định của Giáo sư Edmund Malesky - Giảng viên kinh tế chính trị trường Đại học Duke - Trưởng nhóm nghiên cứu PCI đưa ra khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp về tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với việc giao kết hợp đồng quốc tế.

Theo đó, Giáo sư Edmund Malesky đã trích dẫn lại câu nói của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đó là: “Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng” mặc dù Việt Nam đã đặt mục tiêu là dịch chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Lý giải về một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tham gia hoặc chưa có vị trí tốt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Giáo sư Edmund Malesky chỉ ra, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang “ngại ngần” trong việc hợp tác quốc tế vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có lý do về việc không tin vào hệ thống giải quyết tranh chấp.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao các doanh nghiệp nước ngoài chỉ muốn giao kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài mà không muốn giao kết với doanh nghiệp dân doanh trong nước?

Theo phân tích của Giáo sư Edmund Malesky, là do các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại rằng khi giao kết với doanh nghiệp trong nước rất khó giải quyết tranh chấp, họ thiếu niềm tin vào việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng toà án Việt Nam. Có thể do thời gian giải quyết tranh chấp dài, chi phí cao, lo lắng về các chi phí khác.

"Điều này đã lý giải vì sao doanh nghiệp nước ngoài chỉ hợp tác với những doanh nghiệp trong mạng lưới họ, doanh nghiệp đã biết hoặc đã có kinh nghiệm hợp tác", Giáo sư Edmund Malesky khẳng định.

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hạn chế này bằng cách các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vẫn thiếu tin tưởng vào cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại theo cách này.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp cũng biết về các quy định pháp luật bảo vệ về giao kết hợp đồng cho người nước ngoài, tận dụng cơ chế bảo hộ trong pháp luật thương mại hay CPTPP.

Ví dụ đối với pháp luật về trọng tài thương mại thì mới chỉ có 35,61% doanh nghiệp nắm được nội dung này và chỉ có 36% doanh nghiệp biết được về những cơ hội mà CPTPP có thể mang lại.

Giáo sư Edmund Malesky đã đặt giả định, trong trường hợp nếu doanh nghiệp biết về cơ chế bảo vệ pháp lý mới, sẵn có mà họ có thể tận dụng trong chương 28 của Hiệp định CPTPP thì liệu doanh nghiệp Việt Nam có tự tin hơn để giao kết hợp đồng với các đối tác mới của Việt Nam hay không?

Các cơ chế bảo vệ bao gồm việc có thể sử dụng cơ chế trọng tài thương mại mà phán quyết được công nhận bởi toà án, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế (ASBS).

Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu với hai mẫu câu hỏi được chỉ định ngẫu nhiên, với nội dung về trọng tài thương mại và CPTPP, nội dung cho phép các bên giải quyết tranh chấp không chỉ thông qua phán quyết của trọng tài, mà còn được đối xử công bằng. Câu hỏi đặt ra là, nếu các doanh nghiệp biết được cơ chế này, liệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có mở rộng đầu tư hay không? và nếu có thì hướng đến đối tượng như thế nào (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng chi nhánh của các tập đoàn đa quốc gia hay doanh nghiệp bên thứ ba?).

Kết quả khảo sát cho kết quả, 4% doanh nghiệp sẵn sàng tăng thêm đầu tư  đối với cơ chế gải quyết tranh chấp thương mại theo thông lệ quốc tế và chỉ có 2% doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư đối với  trường hợp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài trong nước. Kết quả này cho thấy, nếu trong thoả thuận hoặc hiệp định thương mại quốc tế có một cơ chế bảo vệ rõ ràng như CPTPP có hẳn một chương 28 về cơ chế bảo vệ thì các doanh nghiệp sẵn sàng gia tăng đầu tư, kinh doanh.

Theo đó, đối tác mà các doanh nghiệp muốn tăng cường hợp tác, kinh doanh đó là các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp là bên thứ ba, doanh nghiệp FDI.

Mặc dù, việc gia tăng giao kết hợp đồng thể hiện sự hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, một số doanh nghiệp cho thấy họ cảm thấy có thể gia tăng hợp tác với doanh nghiệp tư nhân ở trong nước. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp có nhận thức được cơ chế bảo vệ, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng giao kết hợp đồng với các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam cũng tăng không có nhiều.

Như vậy, "việc tham gia CPTPP sẽ có tác động rất nhiều tới việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cẩu của Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại làm tăng cơ hội mở rộng kinh doanh và đầu tư, củng cố niềm tin với các đối tác kinh doanh với các đối tác trước đây chưa từng biết nhau. Đây chính là minh chứng cho tác động, sức ảnh hưởng của CPTPP", Giáo sư Edmund Malesky khẳng định.

Theo đó, Giáo sư Edmund Malesky đề xuất: "Vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa mới có thể thúc đẩy được sự tham gia của các doanh nghiệp dân doanh trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu, thông qua chất lượng lao động, việc cải thiện cơ chế quản trị… Nhưng chúng ta có thể là tăng thêm thông tin, phổ biến về cơ chế bảo vệ khi xảy ra tranh chấp thương mại cho các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng".


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
20 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
16 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
16 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
39 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 phút trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
22 phút trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
32 phút trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
34 phút trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
6 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.