Doanh nghiệp FDI tin tưởng, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam

13/10/2021 08:16
Bên cạnh niềm tin và cam kết đồng hành dài hạn, các doanh nghiệp FDI còn chung tay cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

"Căng mình" vượt khó

Tại tâm dịch Bình Dương, để duy trì sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh, từ ngày 19/7 đến nay, 200 nhân viên Công ty TNHH Geuther Việt Nam có vốn đầu tư của Bỉ đã phải thực hiện "3 tại chỗ".

Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho công nhân, doanh nghiệp đã bố trí 2 tòa nhà làm nơi nghỉ và lắp đặt thêm các thiết bị vệ sinh cần thiết. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm PCR cho công nhân hàng tuần cũng giúp phòng chống dịch bệnh lây lan.

"Quyết định tự cách ly từ rất sớm là rất đúng đắn vì lúc đó số lượng ca nhiễm COVID-19 không cao lắm, nhưng về mặt tài chính rõ ràng lỗ vì chi phí cao, năng suất giảm, chúng tôi không được phép bổ sung công nhân trong nhà máy nên chúng tôi đang thiếu công nhân. Các công nhân chắc chắn cũng đã rất mệt mỏi khi ngủ trong lều trong 3 tháng. Điều đó không dễ dàng nhưng ít nhất chúng tôi có thể tiếp tục sản xuất với công suất khoảng 60 - 70%", ông Michel Bertsch, Giám đốc Công ty TNHH Geuther Việt Nam, Bình Dương, cho hay.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Là doanh nghiệp sản xuất đồ dùng cho trẻ em như nôi, bàn ghế ăn, đồ chơi… nên chỉ cần thiếu một chiếc đinh vít sẽ không thể đóng gói và giao sản phẩm. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thiếu nguyên liệu đầu vào, vấn đề logistics gặp cản trở, doanh nghiệp bắt buộc phải tự xoay xở nếu muốn duy trì sản xuất và hoàn thành đơn hàng.

"Chúng tôi có một số nhà cung cấp phụ tùng đã phải đóng cửa và cho đến nay vẫn đóng cửa trong hơn 2 tháng. Vì vậy đội ngũ mua hàng phải làm rất nhiều việc để thuyết phục các nhà cung cấp. Về hậu cần, việc tổ chức vận chuyển cũng không hề dễ dàng, nhất là từ vùng này sang vùng khác. Chúng tôi đã phải vận chuyển bằng xe tải có mã QR với giá thành rất cao", ông Michel Bertsch cho biết.

Theo kết quả khảo sát mới đây do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện với hơn 500 doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư nước ngoài trên phạm vi cả nước, khoảng 97% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, trong đó 52% bị tác động vừa phải, 44% bị tác động nghiêm trọng.

Trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cuộc làm việc với đại sứ các nước và đại diện các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

Nhiều kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư liên quan đến duy trì chuỗi cung ứng, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, sản xuất an toàn, cấp phép lao động, nhập cảnh cho các chuyên gia, hay tiêm vaccine, các chính sách ưu đãi về thuế, phí đã được tiếp nhận và có những giải pháp tháo gỡ cụ thể.

"Chính phủ một mặt vẫn điều hành đất nước bình thường, mặt khác là chống dịch, nhưng vẫn tạo được cuộc họp trực tuyến với các tập đoàn kinh tế lớn. Dập dịch trong các khu công nghiệp, hỗ trợ cán bộ công nhân viên khi gặp khó khăn, ưu tiên xét nghiệm COVID-19 và tiêm chủng, đó là những tín hiệu rất tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài", ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhận định.

"Tôi phải nói rằng chúng tôi rất ấn tượng với sự chỉ đạo của Thủ tướng. Thủ tướng lập tức ban hành Nghị quyết 105, tổng kết chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu các tỉnh phải thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp. Hầu hết nội dung mà chúng tôi kiến nghị đều được giải quyết", ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) chia sẻ.

Cam kết đồng hành

Trước những khó khăn ở thời điểm hiện tại, nhiều ý kiến quan ngại một số doanh nghiệp FDI sẽ rời bỏ thị trường Việt Nam, nhưng thực tế không phải như vậy. Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam là không thay đổi.

Trong 8 tháng qua, nhiều dự án FDI lớn có vốn đầu tư hàng tỷ USD đã được triển khai. Nhiều nhà đầu tư cũng tăng vốn vào các dự án đang hoạt động ở Việt Nam. Đơn cử như trong tháng 8, Công ty TNHH LG Display Việt Nam đã điều chỉnh tăng thêm 1,4 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Hải Phòng lên 4,65 tỷ USD.

Ngay cả ở vùng tâm dịch như Bình Dương cũng thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI trong 8 tháng đầu năm, tăng 25% so với cùng kỳ.

Còn riêng từ đầu tháng 8 đến nay, Đồng Nai đã thu hút được hơn 100 triệu USD vốn FDI, trong đó không ít dự án có số vốn đầu tư tăng thêm khá lớn.

"Chúng tôi rất tin tưởng với sự phát triển của Việt Nam. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cũng như mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, đặc biệt là một số tập đoàn lớn như Samsung, LG, họ đang nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sản xuất để cùng tham gia vào hệ thống chuỗi giá trị của toàn cầu", ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố, tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 22,15 tỷ USD vốn FDI, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt có tới 1.212 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước; có 678 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 25,6%.

Trong số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, hiện Singapore dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, sau đó đến Hàn Quốc, Nhật Bản.

"Theo đánh giá của tổ chức thương mại, phát triển Liên Hợp Quốc UNCTAD, dòng vốn đầu tư nước ngoài năm 2020 giảm 40%. Miếng bánh lớn như vậy giảm thì sẽ ảnh hưởng tới tất cả các nước tiếp nhận, nhưng Việt Nam vẫn giữ được các lợi thế riêng nên họ nhận thấy ảnh hưởng của dịch COVID-19 là trong ngắn hạn, chứ không phải trong dài hạn nên vẫn có doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất, vẫn có các dự án đầu tư mới quy mô lớn đang vào Việt Nam", ông Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam - Ảnh 2.

Tính chung 9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 22,15 tỷ USD vốn FDI, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

"Chúng tôi không nhìn ngắn hạn, chúng tôi luôn nhìn dài hạn. Ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của COVID-19, chúng tôi vẫn quyết định rằng Việt Nam là nơi bạn mong muốn để đầu tư. Vì vậy gần đây, chúng tôi đã đầu tư 115 triệu USD vào các nhà máy mới, dây chuyền mới để sản xuất cà phê hòa tan khử cafein cho Nestlé trên toàn thế giới", Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam Binu Jacob khẳng định.

Sẵn sàng sẻ chia

Bên cạnh niềm tin và cam kết đồng hành dài hạn, các doanh nghiệp FDI còn thể hiện trách nhiệm xã hội, chung tay cùng Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 ngay khi vừa ra mắt đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, đóng góp tích cực, tự nguyện của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang kinh doanh đầu tư tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với những chính sách của Chính phủ Việt Nam và sự sẻ chia đối với nhân dân Việt Nam.

"Chúng tôi tin tưởng rằng quỹ vaccine được thành lập với sự chung tay của người dân Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại đây sẽ đóng góp tích cực giúp toàn dân được tiêm chủng, tạo miễn dịch cộng đồng. Cộng đồng có an toàn thì chúng tôi mới yên tâm sản xuất kinh doanh", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Electronics Việt Nam, nhận định.

Bên cạnh đó, mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã khởi động chiến dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở", với mục tiêu chính là mua các trang thiết bị và dụng cụ y tế hỗ trợ các bệnh viện chống dịch.

Dựa trên 3 nguyên tắc chính là: minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả, chiến dịch dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở" ngay lập tức đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Hơn 1 triệu Euro đã được huy động chỉ sau gần 1 tháng phát động.

Chiến dịch cũng đã thực hiện liên tục gần 10 chuyến đi bàn giao thiết bị y tế cho các bệnh viện TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

"Ngay sau khi chúng tôi nhận được các khoản quyên góp đầu tiên, chúng tôi đã bắt đầu đặt mua các thiết bị y tế và chuyển đến các bệnh viện đang cần. Chúng tôi cũng giữ liên lạc với các bác sĩ để mua chính xác những gì họ cần tại thời điểm đó, vì nhu cầu luôn thay đổi theo diễn biến của dịch bệnh", bà Delphine Rousselet, Giám đốc điều hành EuroCham Việt Nam, chia sẻ.

"Đất nước các bạn đã và đang chào đón chúng tôi đến sinh sống và làm việc, kinh doanh, nên bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm với tư cách cá nhân, với tư cách là một công ty hoặc một nhóm công ty, tôi nghĩ đó đều là nhiệm vụ hiển nhiên, khi đoàn kết của các bạn đẩy lùi dịch bệnh", ông Gricha Safarian, Tổng Giám Đốc Công Ty Puratos Grand-Place Việt Nam, người khởi xướng chiến dịch dịch gây quỹ "Breathe Again - Hồi sinh Nhịp thở", nhận định.

"Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch, bởi sức mạnh nội tại của Việt Nam vẫn còn đó. Dĩ nhiên nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng y tế này, tuy nhiên chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ tìm ra cách để phục hồi", ông Jean Michel Caldagues, Giám đốc điều hành Airbus, khẳng định.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
55 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
51 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.