Doanh nghiệp không bỏ cuộc

29/02/2020 09:22
Trong thời điểm ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, điều quan trọng với các doanh nghiệp là tìm cách duy trì hoạt động để chờ cơ hội.

Liên tiếp nhiều ngày nay, các hiệp hội, hội ngành nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi kiến nghị Chính phủ, bộ ngành hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Lo dịch bệnh kéo dài

Tại TP HCM, đại diện Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) cũng đến từng DN để ghi nhận, khảo sát tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhằm tìm giải pháp ứng phó.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC, cho hay các DN thành viên trong hội cũng gặp khó khăn như dệt may, da giày, đồ gỗ, một số DN lĩnh vực chế biến… vì thiếu nguyên liệu. Bà Hạnh kể tuần trước, khi làm việc với Công ty CP Sản xuất nhựa Duy Tân, lãnh đạo DN này cho biết không mua nguyên liệu từ Trung Quốc mà nhập từ Hàn Quốc và một số thị trường khác nên chưa bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nhưng đến giờ, Hàn Quốc cũng đang bị tác động mạnh từ dịch nên ông đang rất lo.

Các DN cho biết dịch Covid-19 lan sang nhiều nước khiến các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm quốc tế... vốn là nơi họ tìm kiếm đơn hàng, đối tác cho cả năm đã bị hủy bỏ. Tác động từ dịch bệnh không chỉ là thiếu nguyên liệu, đơn hàng cho sản xuất mà cả đầu ra cũng ảnh hưởng khi nhu cầu trên thị trường sụt giảm mạnh.

Doanh nghiệp không bỏ cuộc - Ảnh 1.

Doanh nghiệp ôtô đang đứng trước nguy cơ thiếu linh kiện lắp ráp xe nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Ảnh: TẤN THẠNH

Theo đại diện Công ty nhựa Duy Tân, hiện DN đang phải xây dựng kịch bản để ứng phó dịch, bởi khi tình hình kinh tế khó khăn, nhựa không phải là mặt hàng thiết yếu và thậm chí bị cắt bớt nhu cầu nên doanh thu của DN chắc chắn sẽ giảm. Cùng với kế hoạch ứng phó, DN này kỳ vọng vào những chương trình đồng hành, hỗ trợ của nhà nước để vượt khó.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Hội DN HVNCLC sẽ tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các DN, để các DN lớn ngồi lại với DN nhỏ, DN khởi nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kết nối, tìm giải pháp ứng phó. "Tham khảo từ khoảng 50 DN là thành viên của hội, ai cũng lo tác động từ dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài. Đáng mừng là DN không ỷ lại vào sự giúp đỡ Chính phủ nhưng họ cần sự rõ ràng về chính sách, sự hỗ trợ của các hội chuyên ngành trong giới thiệu thị trường mới, nơi mua nguyên liệu mới" - bà Vũ Kim Hạnh nói.

Trong nguy có cơ!

Trước hàng loạt bất lợi do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc ở nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra, các chuyên gia kinh tế cho rằng trong nguy vẫn có cơ, đây là thời điểm để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế một cách mạnh mẽ.

Với bản thân mỗi DN, việc cần làm là nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình huống kinh doanh thời dịch bệnh là ngoài sự linh hoạt trong quản trị, DN phải có tâm thế chủ động ứng phó với thị trường và giải bài toán khủng hoảng thị trường. Phải bám sát, cập nhật thông tin, diễn biến thị trường để có giải pháp khi có biến động hoặc xuất hiện những nguy cơ, rủi ro. Ngay trong lúc này, DN nên tập trung đẩy mạnh doanh số, tăng thu và giảm chi; làm sao biến chuyển những chi phí hằng ngày như lương nhân công, điện, nước… thành những hình thức khoán doanh số bán hàng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn chiến lược sản xuất, kinh doanh phương thức bán hàng theo hướng tăng doanh số, bảo toàn vốn. "Một trong những giải pháp hỗ trợ DN duy trì ổn định thị trường và không giẫm chân nhau là đẩy mạnh liên kết ngành. Phải thống nhất vai trò của từng đối tượng, ở từng khâu, tránh cạnh tranh không lành mạnh để tăng hiệu quả liên kết và phát triển bền vững trong chuỗi cung - cầu" - ông Viên gợi ý.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, dịch bệnh đang làm kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nhiều mặt, nhất là các ngành hàng xuất nhập khẩu, dệt may, cơ khí, du lịch, hàng không, đường sắt… Chuỗi giá trị bị đứt gãy khi nguyên phụ liệu đầu vào, thiết bị sản xuất của nhiều ngành hàng phải nhập từ Trung Quốc nay gián đoạn.

Để ứng phó, nhà nước có thể nghiên cứu chính sách hỗ trợ cộng đồng DN như hoãn giãn nộp thuế thu nhập DN; ngành ngân hàng giảm lãi suất vay, hoãn thời gian trả nợ… Bản thân các DN cũng cần đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường, tránh quá phụ thuộc và một thị trường, đối tác, "không bỏ trứng vào cùng một giỏ"…

"Khó khăn cũng là sức ép buộc DN phải thay đổi, tái cơ cấu sản xuất, thị trường, tìm kiếm đối tác mới, nguồn cung nguyên phụ liệu mới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển sang kinh tế số, thương mại điện tử… cũng là cách giúp DN giảm chi phí. Như sáng kiến mới đây của doanh nhân Kao Siêu Lực với bánh mì thanh long, bánh mì thanh long nhân sầu riêng không chỉ là chia sẻ, giải cứu nông sản mà có thể tạo ra sản phẩm đạt chuẩn để xuất khẩu" - TS Lê Đăng Doanh nói.

Các DN cũng nhìn nhận để ứng phó Covid-19 điều quan trọng lúc này là cầm cự, duy trì hoạt động để chờ cơ hội. Đây là dịp để các DN nhìn lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, tính tới tái cấu trúc, thay đổi mô hình kinh doanh, thay đổi dòng sản phẩm, thay đổi các thị trường chính và thậm chí là thay đổi công nghệ. Sẽ có những DN tận dụng được lợi thế do ngành mình mang lại như dược phẩm, y tế… và những DN khác có thể tính toán làm sao giữ được độ ổn định tương đối, duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh để vượt qua giai đoạn khó khăn với kịch bản thực tế nhất. 

Trước thực tiễn hoạt động của nhiều DN đang bị xáo trộn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, để cung cấp thêm thông tin tổng quan, định hướng cho DN, trong chương trình "Cà phê với doanh nhân" lần thứ 50 diễn ra sáng 29-2, Hiệp hội DN TP HCM đã mời chuyên gia kinh tế TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chia sẻ với các doanh nhân chủ đề "Dự báo kinh tế Việt Nam 2020, tác động dịch Covid-19".

Chương trình bắt đầu lúc 8 giờ tại khách sạn Rex, quận 1, TP HCM.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.
Tiết lộ về cuộc đột kích bí mật, bất ngờ của hàng trăm cảnh sát, thu 1,4 tấn ma túy giá hàng nghìn tỷ
27/03/2025 07:58
Lãnh đạo Cục C04 thông tin, hàng tấn ketamin vừa bị thu giữ có hàm lượng tinh khiết nhất do các đối tượng có tay nghề cao sản xuất ra.
Founder Nhật Bản mang 'chất xám' đến châu Phi, bán xe điện chỉ với giá hơn 46 triệu đồng
26/03/2025 12:35
Công ty khởi nghiệp này đã đặt cược vào xe máy chạy điện.