Thực trạng trên khiến cho không ít doanh nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, lại càng rơi vào cảnh khó khăn, không dám tiếp tục đầu tư, thậm chí phải dừng sản xuất.
Nếu không thực sự đồng hành, chia sẻ để cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, không chỉ các ngân hàng thương mại sẽ mất đi các bạn hàng, nợ xấu từ đó tăng thêm mà nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Với những hợp đồng vay vốn theo lãi suất thả nổi, ngoài lãi suất được 7,9%/năm, doanh nghiệp phải chịu thêm lãi suất theo biên độ là 2,3% khiến tổng lãi suất phải trả cho ngân hàng lên tới trên 10%/năm. Không những thế, phần lãi suất theo biên độ còn bị gắn với sự biến động lên giá của đồng USD.
Lãi suất các khoản vay cũ vẫn ở mức cao đang là khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Ảnh minh họa - Dân trí.
Với những hợp đồng vay 5 năm, chỉ năm đầu doanh nghiệp được hưởng lãi suất như thỏa thuận, còn từ năm thứ hai trở đi phải chịu lãi suất thả nổi nhưng theo hướng có lợi cho ngân hàng.
Trong khi các doanh nghiệp lao đao vì dịch bệnh và lãi suất cũ vẫn ở mức quá cao, nhiều ngân hàng lại công bố mức tăng trưởng và lợi nhuận năm 2020 tăng khủng. Trong bối cảnh này các ngân hàng cần chia sẻ nhiều hơn với doanh nghiệp.
Hiện các ngân hàng luôn khẳng định, lãi suất cho vay đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại cho rằng đó chỉ là lãi suất cho vay nới, còn các khoản vay cũ lãi suất chưa mấy giảm nên đang ở mức quá cao so với khả năng kinh doanh hiện nay.
Ảnh hưởng của dịch bệnh và gánh nặng chi phí vốn đang khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khó thể tồn tại.