Doanh nghiệp lên kế hoạch 2021: Kẻ thận trọng, người lạc quan

09/01/2021 10:21
Năm 2021, nhiều doanh nghiệp vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh "bình thường mới" nhưng cũng có đơn vị đưa ra con số giảm sút so với thực hiện năm 2020. Nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao trong năm 2020 đưa ra kế hoạch giảm cho năm 2021.

Kỳ vọng tăng trưởng

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2020-2021 (kết thúc 31/9/2021), Tập đoàn Hoa Sen ( HoSE: HSG ) nhận định thị trường năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Dù vậy, doanh nghiệp thép vẫn đề ra mục tiêu doanh thu thuần tăng 20% lên 33.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên 1.500 tỷ đồng, tương đương mức cao nhất từng đạt cách đây 5 năm.

Doanh nghiệp lên kế hoạch 2021: Kẻ thận trọng, người lạc quan - Ảnh 1.

Đơn vị: tỷ đồng

Niên độ 2019-2020 là năm thành công của ngành thép nói chung và Hoa Sen nói riêng. Đơn vị ghi nhận doanh thu giảm nhẹ về 27.531 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.153 tỷ đồng, gấp 3,2 lần năm trước. Nguyên nhân là biên lợi nhuận gộp tăng từ 11,4% lên 16,7% và chi phí tài chính tiết giảm được 148 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tôn thép cho biết hiệu quả đạt được nhờ tái cấu trúc, thay đổi chiến lược kinh doanh, tập trung bán hàng vào các thị trường và mặt hàng biên lợi nhuận cao, khai thác lợi thế hệ thống chi nhánh và cửa hàng trên toàn quốc để tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời, dự nợ vay ngân hàng giảm 1.506 tỷ đồng, từ mức 9.692 tỷ về 8.186 tỷ đồng.

Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, HoSE: PET ) lên kế hoạch năm 2021 gồm doanh thu hợp nhất 14.000 tỷ đồng, tăng 13%; lãi trước thuế 280 tỷ đồng, tăng 36% so với ước thực hiện năm 2020.

Để đạt mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển mảng phân phối điện thoại, IT, thiết bị y tế,… để mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm sản phẩm mới. Cùng với đó, Petrosetco tiếp tục thực hiện tái cơ cấu bộ máy, ngành hàng và rà soát các khoản chi phí, sử dụng một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh một cách cao nhất.

Năm vừa qua là năm thành công của Petrosetco khi doanh thu và lợi nhuận cùng vượt kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2019 bất chấp dịch bệnh Covid-19. Doanh thu hợp nhất đạt 12.400 tỷ đồng, vượt 36,2% so với kế hoạch năm và tăng 24%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 206 tỷ đồng, vượt 14,5% kế hoạch và tăng 11,3%. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận năm 2020 là mảng kinh doanh phân phối điện thoại và các sản phẩm IT.

Theo lãnh đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn ( UPCoM: BSR ), năm 2020 là năm có nhiều khó khăn khi 4 tháng đầu chứng kiến nhu cầu tiêu thụ giảm, cung thừa dẫn đến tồn kho cao. Giá dầu lao dốc khiến BSR chịu tổn thất giảm giá hàng tồn kho nặng nề. Giá sản phẩm giảm mạnh, crack margin bất lợi cho hoạt động lọc dầu, có nhiều tháng giá sản phẩm bán ra thấp hơn giá dầu thô mua vào, đặc biệt là sản phẩm Jet-A1 (xăng máy bay) khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giảm sút mạnh. Trong 3 tháng cuối năm, nhiều cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi đã gây trở ngại rất lớn đến hoạt động của nhà máy…

Theo đó, BSR cho biết doanh thu năm 2020 đạt 58.283 tỷ đồng, giảm 43,7% so với thực hiện năm 2019. Doanh nghiệp chưa tiết lộ con số lợi nhuận nhưng 9 tháng ghi nhận lỗ gần 4.100 tỷ đồng.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu sản lượng khoảng 6,497 triệu tấn; doanh thu 70.661 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 864 tỷ đồng. Như vậy, kế hoạch doanh thu năm 2021 dự kiến tăng 21%.

Tự tin với việc sẽ hợp nhất được Viglacera ( HoSE: VGC ) trong năm 2021 nên ban lãnh đạo Gelex ( HoSE: GEX ) dự kiến đạt tổng doanh thu 32.000-33.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.700 – 1.900 tỷ đồng; gấp đôi so với ước 2020.

Năm vừa qua, doanh nghiệp ước tính doanh thu thuần đạt 17.500 tỷ đồng, tăng 14% so với 2019 và hoàn thành kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 985 tỷ đồng, giảm gần 10% so với 2019 nhưng vượt 33% kế hoạch không hợp nhất Viglacera.

Công ty Cao su Sao Vàng ( HoSE: SRC ) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch năm 2021 với doanh thu 2.200 tỷ đồng, tăng 63% so với thực hiện 2020. Trong đó, doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 1.200 tỷ đồng và doanh thu thương mại 1.000 tỷ đồng. Lãi trước thuế kế hoạch 2021 đạt 100 tỷ đồng, tăng 20% so với ước thực hiện năm 2020.

Trong khi đó, năm 2020, doanh nghiệp ước doanh thu đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 50%; lãi trước thuế 80 tỷ đồng, tăng 55% so với thực hiện năm 2019. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 4 năm. So với kế hoạch đề ra, doanh nghiệp xăm lốp vượt 47% kế hoạch doanh thu và gấp 4 lần chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

Doanh nghiệp lên kế hoạch 2021: Kẻ thận trọng, người lạc quan - Ảnh 2.

Đơn vị: tỷ đồng


Kế hoạch giảm

Công ty Đường Quảng Ngãi ( UPCoM: QNS ) xây dựng kế hoạch năm 2021 với doanh thu hợp nhất là 8.000 tỷ đồng, tăng 17% so với ước năm 2020; lợi nhuận sau thuế giảm 12% về 913 tỷ đồng. Doanh nghiệp có truyền thống đặt kế hoạch kinh doanh thấp so với năm trước và luôn thực hiện vượt xa chỉ tiêu đề ra.

Năm 2020, dù chủ thương hiệu Vinasoy ước lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.037,5 tỷ đồng, giảm gần 20% so với năm trước nhưng vẫn vượt 14% kế hoạch năm.

Phát triển đô thị Từ Liêm ( HoSE: NTL ) lên kế hoạch doanh 800 tỷ đồng, lợi nhuận là 350 tỷ đồng cho năm nay; lần lượt bằng 128% và 94% so với ước kết quả thực hiện năm 2020.

Năm vừa qua, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận doanh thu giảm 25% xuống 626 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế đạt 371 tỷ đồng, tăng 25%. Đơn vị không hoàn thành kế hoạch cả doanh thu lẫn lợi nhuận mà ĐHĐCĐ giao phó.

Nhờ giá thị heo trong năm 2020 tăng cao, Tập đoàn Dabaco Việt Nam ( HoSE: DBC ) ước lợi nhuận sau thuế khoảng 1.400 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động và vượt 34% vốn điều lệ (1.047 tỷ đồng).

Doanh nghiệp lên kế hoạch 2021: Kẻ thận trọng, người lạc quan - Ảnh 3.

Đơn vị: tỷ đồng


Bước sang năm 2021, ban lãnh đạo tập đoàn dự báo tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Xung đột thương mại gia tăng và những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng. Do vậy, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay của Dabaco gồm doanh thu 15.439 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 929 tỷ đồng và sau thuế 827 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh chính là 727 tỷ đồng và lĩnh vực khác 100 tỷ đồng. So với ước 2020, doanh thu giảm 11% và lợi nhuận sau thuế giảm 41.

Ở lĩnh vực phân bón, cả 2 doanh nghiệp đầu ngành Đạm Phú Mỹ ( HoSE: DPM ) và Đạm Cà Mau ( HoSE: DCM ) đều đặt ra kế hoạch kinh doanh giảm mạnh sau năm 2020 thành công vượt mong đợi.

Cụ thể, Đạm Phú Mỹ đề ra chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm nay là 437 tỷ đồng, giảm 48% so với ước thực hiện 2020. Năm vừa qua nhờ hưởng lợi giá khí giảm và tận dụng các nhà máy phân bón Trung Quốc giảm sản xuất vì dịch bệnh, Đạm Phú Mỹ đẩy mạnh sản lượng phân bón sản xuất đạt 868.000 tấn, vượt 11% kế hoạch năm và sản lượng tiêu thụ ước đạt 807.000 tấn, vượt 3% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 840 tỷ đồng, vượt 64% kế hoạch năm.

Tương tự, Đạm Cà Mau cũng vượt kế hoạch từ 5-7% các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu thụ phân ure và doanh thu năm 2020. Song xét về lợi nhuận trước thuế thì ước đạt 657 tỷ đồng, vượt 29% kế hoạch và tăng 42%. Năm 2021, doanh nghiệp đề ra kế hoạch lãi trước thuế 210 tỷ đồng, giảm đến 68% so với ước thực hiện năm trước.

Công ty Đầu tư – Thương mại SMC ( HoSE: SMC ) công bố quyết định HĐQT thông qua kế hoạch năm 2021 sản lượng tiêu thụ 1,35 triệu tấn thép các loại, lợi nhuận sau thuế 160 tỷ đồng. Trong khi 9 tháng năm 2020, doanh nghiệp thép báo cáo doanh thu đạt 11.257 tỷ đồng, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 156 tỷ đồng, tăng 41% và vượt 30% kế hoạch năm. Như vậy, kế hoạch lãi 2021 chỉ nhỉnh hơn con số doanh nghiệp đạt được trong 9 tháng 2020 vài tỷ đồng.

Doanh nghiệp chưa tiết lộ con số cụ thể của quý IV và cả năm 2020 nhưng theo lãnh đạo thì kết quả quý IV cũng rất khả quan nhờ bối cảnh ngành thuận lợi.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
27 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
51 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
43 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.