Doanh nghiệp logistics tìm cơ hội chuyển đổi số trong bối cảnh “đứt cung, gãy cầu”

26/04/2020 21:48
Với ngành xương sống của nền kinh tế, đồng hành với tất cả các lĩnh vực từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ, khi đứng trước cảnh "đứt cung, gãy cầu" thì buộc phải tìm kiếm cơ hội trong nền tảng số.

Tại Việt Nam, ban đầu các doanh nghiệp bị đứt gẫy nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu từ Trung Quốc, đặc biệt đối với những ngành sản xuất có tính gia công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài như dệt may, da giầy. Giai đoạn tiếp theo vào tháng 3, khi nguồn cung đó được hồi phục một phần thì thị trường đầu ra, đặc biệt là ở Châu Âu và Hoa Kỳ bị ảnh hưởng làm cho các doanh nghiệp vô cùng khó khăn.

Tình trạng đóng cửa biên giới phía Bắc, tiếp đến là phía Tây, Tây Nam. Các phương tiện vận chuyển cũng bị cắt giảm, bao gồm cả hàng không. Lượng hàng giao dịch cũng giảm xuống do nhu cầu giảm. Đến nay ở biên giới phía Bắc đã khôi phục được tương đối, còn phía Tây và Tây Nam thì vẫn đang còn đóng cửa.

Trong bối cảnh này, với ngành được coi là xương sống của nền kinh tế , đồng hành với tất cả các lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, phân phối, lưu thông cho đến tiêu thụ là logistics , cũng đứng trước tình trạng "sập nguồn" đột ngột. Đứt cung, gãy cầu, các doanh nghiệp trong ngành logistics buộc phải nghĩ đến và tìm kiếm những cơ hội trong nền tảng kinh tế số.

BizLIVE ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ tại toạ đàm trực tuyến mới đây với chủ đề “Covid-19 và tác động đến chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng Việt Nam”.

Doanh nghiệp logistics tìm cơ hội chuyển đổi số trong bối cảnh “đứt cung, gãy cầu” - Ảnh 1.

COVID-19 ĐÃ RÈN LUYỆN CHÚNG TA

KHẢ NĂNG CHỊU ĐƯỢC THỬ THÁCH

 Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương

Đại dịch Covid 19 là thử thách lớn cho chúng ta trước những biến động khủng hoảng đặt ra. Vấn đề đến với các doanh nghiệp không chỉ lo chạy theo những yếu tố cạnh tranh trước mắt như nâng cao doanh thu đơn thuần hoặc tìm kiếm thêm được 1 hợp đồng mới mà đằng sau đó là việc xây dựng một cơ sở để phát triển lâu dài, có thể lợi nhuận trước mắt chưa tăng ngay nhưng sẽ tạo ra được những thay đổi tốt về quản trị nguồn nhân lực công nghệ cao, ứng dụng nền tảng công nghệ số để có tác phong làm việc hiệu quả cao.

Covid-19 đã rèn luyện cho chúng ta khả năng chịu được thử thách và cách ứng phó với những khó khăn.

Chuyển đổi số đã đề cập đến trong vài năm gần đây. Nhưng Covid-19 bùng nổ đem chuyển đổi số đến với cuộc sống 1 cách tự nhiên, xuất hiện trong mỗi gia đình từ bà nội trợ đến các em bé mầm non. Tuy nhiên, nếu để quá trình đó diễn tiến tự nhiên thì nó sẽ diễn ra rất chậm, cần phải có cú hích từ Chính phủ, các Hiệp hội đến bản thân doanh nghiệp mới có hiệu quả.

Doanh nghiệp logistics tìm cơ hội chuyển đổi số trong bối cảnh “đứt cung, gãy cầu” - Ảnh 2.

CÁC DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐ 0 LẠI LÀ MỘT LỢI THẾ

 Ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch Hiệp hội doanh dịch vụ logistics Việt Nam (VLA)

Khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn thời gian vừa qua, các hoạt động của doanh nghiệp logistics bị ảnh hưởng nhiều. VLA mới thực hiện khảo sát vào giữa tháng 3 vừa qua, thì 50% doanh nghiệp bị giảm doanh thu từ 10 đến 30%, các doanh nghiệp bị giảm từ 30 đến 50% doanh thu là trên  10%. Covid-19 là sự kiện xảy ra bất ngờ với cả toàn cầu. Những khó khăn do Covid-19 đem lại quả thật rất khó để giải quyết ngay.

Lúc này là lúc chúng ta có cơ hội nhìn lại nền tảng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics và xem xét các cơ hội để cải thiện. Xem trong quá trình vận hành của doanh nghiệp có thể đáp ứng được những tình huống bất ngờ như thế nào, có dịch vụ nào có cơ hội nổi như logistics cho thương mại điện tử, đây không chỉ là giải pháp tình thế mà còn là xu hướng phát triển của logisctic.

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng lớn hơn, nhưng để thành công phải có sự cam kết, quyết tâm từ lãnh đạo để gây dựng được văn hóa doanh nghiệp tạo nên nhận thức việc chuyển đổi số là tất yếu. Doanh nghiệp logisitcs thì có rất nhiều mảng dịch vụ khác nhau nên có cách tiếp cận khác nhau, hiện nay nhiều doanh nghiệp đang áp dụng những ứng dụng độc lập, cho từng mảng dịch vụ riêng lẻ.

Nên có lộ trình ngay từ đầu và phải thực hiện dài hơi, tầm nhìn dài hạn, lựa chọn quy trình phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, tài chính phù hợp để tạo nên 1 hệ thống liên hoàn với nhau chứ để tích hợp các hệ thống rời rạc lại thì cũng là vấn đề khó khăn.

Có 1 điều là đối với các doanh nghiệp chuyển đổi số từ số 0 thì lại là 1 lợi thế so với các doanh nghiệp già cỗi. Ví dụ như Nhật bản đã đi trước chúng ta rất nhiều về công nghệ nhưng trong logistics, tại các bến bãi họ vẫn đang dùng những màn hình đời rất cũ ngày xưa.

Doanh nghiệp logistics tìm cơ hội chuyển đổi số trong bối cảnh “đứt cung, gãy cầu” - Ảnh 3.

CHUYỂN ĐỔI SỐ KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC THI

VỀ CÔNG NGHỆ MÀ LÀ SỰ THAY ĐỔI NHẬN THỨC

Ông Phí Anh Tuấn, CEO PAT Consulting, Phó Chủ tịch Hội tin học TP.HCM

Với các doanh nghiệp logistics, chúng ta nên đề cập đến các quy trình liên thông, quy trình kết nối giữa các doanh nghiệp trong chuỗi hệ sinh thái với nhau, ứng dụng công nghệ mới để tạo ra sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Nói đến mô hình kinh doanh số (digital business), nếu doanh nghiệp chú trọng hướng ra bên ngoài thì tập trung ứng dụng các kết nối đối tác, kết nối khách hàng. Còn mô hình số hướng nội là chú trọng vào các ứng dụng cải tiến quy trình sản xuất, quản lý hoạt động nội tại của doanh nghiệp. Hoặc kết hợp cả hai.

Tôi không cho rằng chuyển đổi số là 1 cuộc thi về công nghệ mà là sự thay đổi nhận thức, từ chủ doanh nghiệp, các thành viên, nhân viên trong tổ chức để thực hiện quy trình, nó dành cho tất cả các đối tượng doanh nghiệp chứ không chỉ với doanh nghiệp lớn.

Thực tế chúng ta đã dùng chuyển đổi số từ lâu bằng việc ứng dụng các phần mềm trong một số các nghiệp vụ trong tổ chức, doanh nghiệp như phần mềm kế toán, phần mềm văn phòng, ERP... Bây giờ chúng ta hướng đến quá trình chuyển đổi số cao hơn, hệ thống hơn và quan trọng là phải có lộ trình phù hợp với từng doanh nghiệp.

Sự xuất hiện của Covid-19 có thể coi là 1 phương tiện truyền thông miễn phí đối với tất cả mọi người để thay đổi nhận thức về số hóa, về những ứng dụng các giải pháp công nghệ trong đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn.

Chẳng hạn như những khó khăn doanh nghiệp logistics gặp phải sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải nghĩ đến việc kết nối lại với nhau để chia sẻ thông tin, liên thông quy trình nghiệp vụ, làm giảm thiểu chi phí vận hành logistics, trong khi trước đây điều này có thể rất khó.

Không có 1 mô hình cứng nào áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp phải lựa chọn mô hình kinh doanh nào, ưu tiên mô hình tái cấu trúc, cải thiện quy trình điều hành nội tại doanh nghiệp hay ưu tiên mô hình tìm kiếm doanh thu bên ngoài hơn. Càng lượng hóa chi tiết dữ liệu càng nhiều thì hiệu quả của quá trình chuyển đổi của chúng ta sẽ tốt hơn.

Doanh nghiệp logistics tìm cơ hội chuyển đổi số trong bối cảnh “đứt cung, gãy cầu” - Ảnh 4.

CẠNH TRANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIỜ ĐÃ KHỐC LIỆT HƠN THƯƠNG MẠI TRUYỀN THỐNG

 Ông Trần Đình Toản, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư Công nghệ OSB

OSB là đối tác của tập đoàn Alibaba ở Việt Nam từ năm 2009. Trong hơn 10 hợp tác với Alibaba để hỗ trợ về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, sử dụng platform của Alibaba để các doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến ra thị trường nước ngoài, chúng tôi thấy chưa bao giờ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên tôi cũng thấy đây là giai đoạn vàng cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 2 năm 2020  qua platform của Alibaba, việc tìm hiểu, hỏi hàng của những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường nước ngoài tăng đột biến vì  người mua không hỏi được ở thị trường Trung Quốc.

Chúng ta đều biết các doanh nghiệp Việt Nam bị cạnh tranh rất khốc liệt với các bạn hàng Trung Quốc. Như vậy thì câu hỏi thường xuyên được đặt ra là làm sao chúng ta cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu của Trung Quốc?. Thì chính giai đoạn này, các nhà xuất khẩu của Việt Nam tận dụng được cơ hội để tìm kiếm được khách hàng mới.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung vừa qua một phần cũng chuyển dịch xu hướng thương mại, các nhà nhập khẩu cũng đã chuyển sang thị trường Việt Nam, nhưng Covid là 1 chất xúc tác, tạo 1 cú hích mạnh mẽ hơn thúc đẩy quá trình này.

Tôi tâm đắc câu nói “Có những điều bạn học được tốt nhất trong lúc giông bão”, qua cơn bão Covid này tôi đúc kết 3 bài học mà doanh nghiệp cần thay đổi: Thứ nhất là quy trình hoạt động, quản lý của doanh nghiệp nên đơn giản, được quy chuẩn, lượng hóa tối đa (simple is the best) để trong tình huống khó khăn ta có thể thay đổi, vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình điều hành.

Thứ 2 là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành, quản lý  cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh 1 cách hiệu quả. Thứ 3 là chúng ta phải có dự phòng về tài chính để ứng phó với những khó khăn bất ngờ.

Chúng ta phải coi chuyển đổi số là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, xuất phát từ ý thức, tầm nhìn của chủ doanh nghiệp và lan tỏa tới tất cả thành phần, xây dựng văn hóa định hướng sự đổi mới, nhân viên có tư duy về số hóa thì việc ứng dụng chuyển đổi số mới hiệu quả.

Các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận với các kênh trực tuyến. Điều này đem lại cả khó khăn và cơ hội cho doanh nghiệp, vì cạnh tranh trong thương mại điện tử ngày càng khốc liệt, khốc liệt hơn so với thương mại truyền thống.

Ngoài ra việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Đa dạng hóa người mua và người bán, điều này tưởng là lý thuyết nhưng lại là bài học lớn sau những khủng hoảng vừa qua.

Một xu hướng nữa cũng cần quan tâm là sự chia nhỏ đơn hàng, xu hướng về giao thương, các giao dịch qua mạng ngày càng nhỏ để phòng ngừa rủi ro tốt hơn.

Việc khách hàng là thượng đế nhưng thượng đế hiện giờ nhiều khi không biết mình muốn gì nên là người bán hàng phải khơi gợi tư duy mua hàng của khách, để khách hàng trải nghiệm, dẫn dắt và tạo nhu cầu cho khách hàng. Đây cũng là yếu tố mà môi trường trực tuyến đem lại cho doanh nghiệp.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
9 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".