Doanh nghiệp ngành xây dựng thích ứng nhanh với giai đoạn hậu Covid-19

04/06/2020 08:34
Các doanh nghiệp xây dựng dường như đang dần trở lại với guồng quay của thị trường xây dựng xây lắp khi các dự án BĐS bắt đầu khởi động trở lại sau giai đoạn vô cùng khó khăn. Đa dạng hóa các mảng kinh doanh trên cơ sở phát huy mảng kinh doanh cốt lõi của mình là bước đi của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Giai đoạn khó khăn dần qua đi

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều cảm nhận được sự khó khăn trong khoảng 6 tháng qua bởi sự tác động của đại dịch Covid-19 và thị trường BĐS trầm lắng. Các công trình phải tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng, nhiều nhà thầu phải cắt giảm bớt công nhân, các khoản nợ cũng khó đòi hơn, giá cổ phiếu đi xuống,...

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FECON cho rằng những khó khăn hiện nay đến từ việc đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, bước sang tháng 6, giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua, các doanh nghiệp xây dựng xây lắp đang lấy lại vị thế của những doanh nghiệp chủ chốt hàng đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu hiện tại cũng dần được cải thiện. Đơn cử như Coteccons (CTD) báo lãi sau thuế quý 1/2020 đạt 123 tỷ đồng, tuy giảm so với cùng kỳ nhưng cũng là nỗ lực đáng kể trong bối cảnh khó khăn trăm bề. Cũng giống như nhiều DN xây dựng khác, Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng gặp không ít khó khăn thời gian qua bởi tác động từ Covid-19, tiến độ xây dựng các dự án chậm lại, dòng tiền...đã tác động đến hoạt động kinh doanh của DN này khi quý 1/2020 chỉ ghi nhận lãi 5 tỷ đồng...

Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trở lại, ngành xây dựng bắt đầu tăng tốc với sự trở lại của các công trình.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE và JLL trong các báo cáo của mình cũng đang chỉ ra những cơ hội đền từ dòng vốn chuyển dịch đến Việt Nam, nhất là thời điểm sau đại dịch khi các chuỗi giá trị được nối lại và nhu cầu tăng cao.

Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh theo đà tăng của nguồn vốn đầu tư FDI với thuận lợi là hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dành cho công nghiệp của Việt Nam vẫn còn dồi dào.

Đây cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng tìm cơ hội mới.

Toan tính lại hướng đi

Theo chia sẻ của Chủ tịch Coteccons, để giữ vững vị thế doanh nghiệp đầu ngành, điều cần làm hiện nay, CTD sẽ tập trung mạnh vào mảnh xây dựng dân dụng, tránh mất khách hàng cho các đơn vị như HBC, Delta hay kể cả công ty anh em Ricons.

Còn ông Lê Viết Hải, Chủ tịch của HBC thì lại nhấn mạnh đến việc cải cách và đổi mới trên diện rộng. Theo đó, HBC sẽ tập trung cải thiện hoạt động kinh doanh, tinh gọn bộ máy cán bộ nhân sự, cải thiện tiến độ thi công các công trình giai đoạn hậu Covid-19.

Không nằm ngoài xu hướng vận động và đổi mới theo nhịp đập thị trường, Công ty CP FECON (FCN) cũng đã có những kế hoạch cho riêng mình để triển khai chiến lược mới 2020 – 2025 với mục tiêu trở thành nhà thầu xây dựng công nghiệp & hạ tầng hàng đầu Việt Nam và nhà đầu tư dự án uy tín theo chuẩn quốc tế dựa trên năng lực xuất sắc về nền, móng và công trình ngầm. Một trong các bước đi của FCN là tập trung mạnh vào lĩnh vực xây dựng công nghiệp và đầu tư dự án năng lượng tái tạo với nhiều dự án điện gió, điện mặt trời tại miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.

Cho đến thời điểm này, bên cạnh việc tham gia các dự án lớn như Hóa Dầu Long Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhiệt điện Vân Phong 1, Tổ hợp sản xuất thép Hòa Phát Dung Quất, FECON đã thi công hoàn thành 4 dự án điện mặt trời, trúng thầu 4 dự án điện gió và đang chuẩn bị tham gia đầu tư một dự án điện gió công suất 120 MW tại tỉnh Sóc Trăng, đồng thời công ty tiếp tục nghiên cứu đầu tư 2 dự án điện mặt trời và 2 dự án điện gió với tổng công suất 5 dự án sau khi hoàn thành khoảng 700MW.

Công ty cũng đang có những bước đi quan trọng cùng với các Nhà đầu tư và các Tổng thầu nước ngoài chuẩn bị tham gia đầu tư và thi công các dự án điện than và điện khí hóa lỏng LNG tại Việt Nam sẽ khởi công vào cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021.

Doanh nghiệp ngành xây dựng thích ứng nhanh với giai đoạn hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Nguồn IEA, PSI tổng hợp

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI), nhu cầu tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong các năm tới sẽ liên tục tăng mạnh để đáp ứng tiêu thụ sinh hoạt và sản xuất. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt nguồn điện sẽ cần phải gia tăng thêm khoảng 83.000 MW nguồn điện mới được xây dựng và đưa vào vận hành từ nay đến 2030.

Trên thế giới hiện nay, xu hướng dịch chuyển sang các nguồn năng lượng sạch để bảo vệ môi trường, đáp ứng phát triển kinh tế bền vững đang ngày càng gia tăng và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế trên. Thêm vào đó, Việt Nam lại có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có thể phát triển đa dạng các nguồn năng lượng sạch từ khí hóa lỏng, điện gió, điện mặt trời…

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Giới tinh hoa chọn sống “chuẩn resort” tại Eurowindow Twin Parks
8 giờ trước
Giữa "rừng bê tông" chật chội, ngột ngạt của đô thị, giới tinh hoa đang tìm về những giá trị sống đích thực tại Eurowindow Twin Parks để tận hưởng cuộc sống "chuẩn resort". Với chính sách ưu đãi hấp dẫn, dịp cuối năm là thời điểm “vàng” để các nhà đầu tư sở hữu riêng cho mình không gian sống thượng lưu.
Đại lý báo MG G50 bán ra sau Tết: Giới hạn 300 chiếc, dài hơn Innova Cross nhưng cạnh tranh Xpander bằng giá tạm tính từ 530 triệu đồng
9 giờ trước
Hiện tại, các đại lý vẫn chưa thống nhất được số phiên bản của  MG G50 sẽ được mang về nước.
BLACK FRIDAY tại Vạn Hạnh Mall Siêu sale đỉnh nóc – Giảm giá kịch trần
13 giờ trước
Sự kiện mua sắm lớn nhất năm BLACK FRIDAY đã trở lại Vạn Hạnh mall với thông điệp "Siêu sale đỉnh nóc – Giảm giá kịch trần" từ ngày 20/11 – 1/12/2024 tại sảnh sự kiện tầng trệt.
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
2 ngày trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.