Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam trong 8 tháng qua. Theo ghi nhận của Cục đầu tư nước ngoài, tổng số vốn hiện khoảng 7 tỷ USD, nhiều hơn quốc gia xếp vị trí thứ 2 là Hàn Quốc 1,8 tỷ USD.
Trong những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp Nhật đã từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam, đặc biệt thông qua M&A. Từ năm 2017, một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã chỉ ra rằng Việt Nam vượt Malaysia trở thành thị trường mang lại lợi nhuận đầu tư lớn nhất cho doanh nghiệp nước này.
Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JICA) qua khảo sát cho biết 70% doanh nghiệp Nhật có kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam. Đất nước hơn 90 triệu dân trong mắt các doanh nghiệp Nhật có quy mô thị trường lớn, khả năng tăng trưởng cao, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Hơn thế, chi phí nhân công của Việt Nam vẫn đang duy trì tình trạng giá rẻ.
Ông Hironobu Kitagawa, đại diện JICA cho biết, các nhà đầu tư Nhật trước đây thường tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo thì nay đã hướng nhiều hơn vào dịch vụ, nông nghiệp. Xu hướng chuyển dịch đầu tư cho thấy Việt Nam không chỉ hấp dẫn trong công nghiệp mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
Nguyên nhân đất nước hình chữ S đang dẫn có những thay đổi tích cực, trong đó, JICA nhấn mạnh đến yếu tố tăng trưởng cao và ổn định khiến gia tăng mạnh mẽ tầng lớp trung lưu, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng. Nhiều dự báo cũng chỉ ra một nửa dân số Việt Nam dự kiến tham gia vào tầng lớp trung lưu, tạo ra sức hút rất lớn trong lĩnh vực dịch vụ đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Mặt khác, lĩnh vực nông nghiệp cũng được đánh giá là có tiềm năng với nhu cầu cao sử dụng sản phẩm sạch, chất lượng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nông nghiệp trong nước là chưa tương xứng dẫn khiến lĩnh vực này trở thành một mỏ khai thác tiềm năng cho các nhà đầu tư Nhật, vốn có lợi thế về phát triển nông nghiệp.
Chia sẻ tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản tại tỉnh Kanagawa vừa qua, Thứ trưởng KHĐT Vũ Đại Thắng cho biết thêm cổ phần hóa DNNN, hợp tác công-tư xây trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, cảng biển,và đầu tư khởi nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 là những cơ hội mới của các doanh nghiệp Nhật Bản khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
.