Doanh nghiệp ở Bình Dương trở lại sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát

24/09/2021 07:56
Sau khi 6/9 huyện, thị xã, thành phố ở Bình Dương công bố “vùng xanh” trên bản đồ COVID-19, địa phương này đã đề ra nhiều giải pháp đưa tỉnh trở về trạng thái “bình thường mới”. Một trong những vấn đề trọng tâm là phải nhanh chóng giúp doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp từng bước ổn định sản xuất

Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên thực hiện phương án “3 tại chỗ”, Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Joy, ở đường số 5, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An đã duy trì sản xuất trong suốt thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh. Nhờ chủ trương cho 50% người lao động, tức là khoảng 250 công nhân lưu trú và làm việc tại doanh nghiệp, công ty đã bảo toàn nguồn nhân lực và hoàn thành đơn hàng cho đối tác. Đến nay, chuẩn bị bước sang giai đoạn mới, công ty đang chuẩn bị sẵn sàng đón 100% công nhân trở lại làm việc, công tác phòng dịch được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Ông Vũ Văn Hậu, đại diện Công ty TNHH Thực phẩm và Nước giải khát Joy cho biết, việc lo ăn, ở, sinh hoạt cho hơn 500 nhân viên, công nhân khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn nhưng vẫn phải chấp nhận để duy trì sản xuất.

“Trở lại trạng thái bình thường, công ty bắt buộc phải mở rộng chỗ ăn, chỗ ở và tăng chi phí hỗ trợ cho công nhân đảm bảo cuộc sống. Về chi phí, hiện tại công ty phải bù lỗ rất nhiều nhưng quan trọng là đảm bảo sản xuất, giữ chân được công nhân để hoàn thành đơn hàng trong thời gian tới”, ông Vũ Văn Hậu nói.

Suốt 2 tháng ngưng hoạt động do có ca mắc COVID-19, Công ty TNHH SV Probe Việt Nam, ở phường An Phú, thành phố Thuận An tranh thủ đầu tư trang thiết bị cho nhà máy theo đúng quy định, hướng dẫn để phòng dịch. Khi tất cả đã ổn định, công ty đã cho công nhân trở lại nhà máy nhưng số lượng chỉ khoảng 160 người, tương đương 30% tổng số công nhân. Xác định “sống chung với dịch”, công ty đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài, tổ chức sản xuất an toàn trong nhà máy.

Ông Nguyễn Kim Phi, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH SV Probe Việt Nam cho biết, để thích ứng với quy trình vừa sản xuất vừa chống dịch trong thời gian tới, doanh nghiệp mong muốn được nhanh chóng tiêm đủ 2 liều vaccine cho người lao động để tạo hệ miễn dịch: “Quan trọng hơn hết, Bình Dương phải kiểm soát được dịch, bởi nhân viên ở các vùng nhưng họ không đi làm, không đến doanh nghiệp thì không có nhân lực để hoàn thành đơn hàng. Thứ 2 là vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 phải đẩy nhanh tiến độ. Công ty đã đăng ký đợt tiếp theo cho hơn 20% còn lại nhưng chưa được tiêm”.

Hỗ trợ doanh nghiệp

Ở đợt dịch lần thứ 4 này, Bình Dương là một trong 2 địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất nước chỉ sau TP.HCM. Là một tỉnh công nghiệp, bên cạnh việc tập trung dập dịch, Bình Dương cũng đưa ra nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp không đứt gãy chuỗi sản xuất với mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”. Thực hiện “mục tiêu kép” vừa sản xuất, vừa chống dịch, toàn tỉnh có gần 3.200 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với hơn 264.000 lao động. Nhờ duy trì sản xuất nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong 9 tháng qua tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh từng bước được kiểm soát, toàn tỉnh có gần 400 doanh nghiệp đăng ký quay lại hoạt động sản xuất với gần 53.000 lao động. Nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, Bình Dương triển khai thêm mô hình "3 xanh", tức là nhà máy xanh, nhà trọ xanh, công nhân xanh và "3 tại chỗ linh hoạt". Địa phương cũng ưu tiên nguồn vaccine cho công nhân để doanh nghiệp yên tâm quay trở lại sản xuất. Đến nay, khoảng 98% người dân, công nhân ở Bình Dương đã được tiêm mũi 1 và đang chuẩn bị tiêm mũi 2.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế-xã hội trong trạng thái “bình thường mới”, trong đó, tập trung 5 nhóm nhiệm vụ chính: hỗ trợ tín dụng, thực hiện các chính sách thuế - bảo hiểm xã hội, các chính sách về lao động, tiếp cận thị trường, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh theo lộ trình. Tuy nhiên, việc đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất, Bình Dương xác định không ồ ạt mà theo lộ trình để tránh bùng phát dịch.

“Bình Dương sẽ mở theo từng bước tiếp tục tăng 30-50-70% và lộ trình đi theo hướng “bình thường mới” cho đến khi nào chúng ta hoàn thiện được 100% thì nền kinh tế của tỉnh mới nhanh chóng được khắc phục. Tuy nhiên, muốn làm việc được để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp phải theo tiêu chí “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, ông Nguyễn Thanh Toàn thông tin.

Trong bối cảnh “sống chung với dịch”, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bình Dương có chủ trương thành lập các trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp, khu cụm công nghiệp. Đến nay, đã có 2 trạm y tế lưu động trong doanh nghiệp tại thị xã Tân Uyên được ra mắt và đang thí điểm. Với vai trò của mình, các trạm y tế lưu động này phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe cho công nhân và phòng chống dịch bệnh.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, theo quy định, trong các khu, cụm công nghiệp, mỗi doanh nghiệp có 500 công nhân trở lên phải có nhân viên y tế và từ 1.000 trở lên phải có phòng, trạm y tế. Khu, cụm công nghiệp phải thành trạm y tế lưu động theo phương thức xã hội hóa để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho công nhân và dập dịch ngay khi vừa phát hiện.

“Một nhiệm vụ nữa là quản lý an toàn COVID-19 trong doanh nghiệp, để làm sao khi phát hiện F0 thì không phải đóng cửa và vẫn tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp phải tự tổ chức quản lý an toàn, tự tổ chức xét nghiệm, cách ly, thậm chí điều trị F0 xảy ra trong doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương cho hay.

Sau nhiều năm gắn bó với Bình Dương, đây có lẽ là giai đoạn khó khăn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này khi phải đối mặt với đại dịch. Mặc dù khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn cố gắng trụ vững và hy vọng dịch bệnh được khống chế để khôi phục sản xuất trong 3 tháng cuối năm./.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.444.929.170 VNĐ / tấn

349.75 BRL / kg

0.63 %

+ 2.20

Thịt gà

CHICKEN

33.794.198 VNĐ / tấn

8.18 BRL / kg

0.12 %

+ 0.01

Thịt heo

LEAN HOGS

4.594.310 VNĐ / tấn

81.98 USD / lbs

0.37 %

+ 0.30

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam sở hữu 180.000 ha cây gỗ quý của thế giới: Thu về hơn 220 triệu USD, nước ta là ông trùm đứng đầu về xuất khẩu
2 ngày trước
Mặt hàng này của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 ngày trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới
Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
3 ngày trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 ngày trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.