Doanh nghiệp ứng phó với suy thoái: Giữ đơn hàng, giữ dòng tiền

03/10/2022 09:00
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có 2 kịch bản để sẵn sàng ứng phó.

LTS: Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đã có dấu hiệu lâm vào khó khăn vì các thị trường chính cắt giảm chi tiêu.

- Trong môi trường kinh doanh biến động, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giảm cầm… yếu tố nào sẽ làm khó các doanh nghiệp Việt Nam và khó gỡ nhất, thưa ông?

Trước hết, phải khẳng định môi trường kinh doanh của doanh nghiệp đã rất khó khăn, mà khó khăn không hoàn toàn là vì lãi suất tăng cao. Không ít người cho rằng lãi suất tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng chi phí của doanh nghiệp, nhưng vấn đề đáng sợ hơn là tình trạng giảm đơn hàng, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp không có đơn hàng mới và dự báo tình trạng này sẽ nặng thêm cho đến hết năm 2023.

Doanh nghiệp ứng phó với suy thoái: Giữ đơn hàng, giữ dòng tiền - Ảnh 1.

TS. Đinh Thế Hiển

Do đó, có thể nói chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng lên, là do hệ quả của lạm phát - chủ yếu là lạm phát giá hàng hóa do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy trong đại dịch + tác động giá leo thang bởi chiến tranh Nga - Ukraine, một phần do chính sách tiền tệ mở rộng để cứu nền kinh tế thoát 19-19 (chủ yếu ở các nước phát triển). Hay nói cách khác không một quốc gia, chính phủ nào muốn thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, người dân. Nếu tăng lãi suất quá cao, người dân nói chung sẽ giảm chi tiêu, nền kinh tế giảm sức cầu. Việc cắt giảm chi tiêu từ các thị trường nhập khẩu chính đang tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

- Khi tiền tệ thắt chặt hầu như trên toàn cầu, llệu sẽ xảy ra tình trạng suy kiệt tài chính lan rộng và doanh nghiệp sẽ "kẹt" dòng tiền?

Trên thực tế, tình trạng giảm đơn hàng cũng đã xuất hiện vào giai đoạn tháng 4-5, khi giá dầu thế giới tăng rất cao và áp lực chi phí năng lượng khiến doanh nghiệp phải giảm công suất. Đó cũng là thời điểm cao trào của chiến tranh Nga-Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng mới. Khi đó, nguy cơ về việc thiếu hụt đơn hàng, giảm việc làm theo "độ trễ" 3-6 tháng, ngay lúc này mới bộc lộ rõ.


Riêng với vấn đề lãi suất, doanh nghiệp Việt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có nhiều nguồn/ kênh vốn khác. Việc tăng lãi suất, tăng chi phí tài chính thì thường được doanh nghiệp phân bổ vào kết cấu giá thành và nó không hoàn toàn trùng với tỷ lệ tăng của lãi suất. Điều quan trọng nhất vẫn là: Khi không bán được hàng, doanh nghiệp nguy ngập đứt dòng tiền. Trong 3-6 tháng tới và trung hạn, có thể nói kinh tế toàn cầu đang tiến vào một giai đoạn suy kiệt tài chính với cung tiền bị co lại rất mạnh, song song với việc co lại của cầu tiêu dùng. Theo đó thì áp lực lãi suất chỉ là một phần của vấn đề.

Doanh nghiệp ứng phó với suy thoái: Giữ đơn hàng, giữ dòng tiền - Ảnh 2.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 28,8 tỷ USD, giảm 7% so với tháng trước. Nguồn: TCTK

- Trong bối cảnh “xám” như vậy, những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp của Chính phủ còn dư địa để tinh chỉnh, mở rộng hiệu quả hơn?

Trong khoảng 3 năm 2019-2021 gần đây, kinh tế Việt Nam chủ yếu đi “một chân” - phụ thuộc xuất khẩu. Và các thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, thì thị trường nội địa cũng gặp ngay vấn đề lớn. Khi đơn hàng xuất khẩu giảm thì công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị cắt giảm, tiêu dùng sụt giảm.

Trên cơ sở nhìn nhận như vậy, tôi cho rằng Chính phủ đã và đang có những chương trình hỗ trợ, lớn nhất là chương trình phục hồi và phát triển sản xuất, kinh tế 2022-2023, chắc chắn Chính phủ sẽ tiếp tục và cần thúc đẩy giải ngân sớm hơn, hiệu quả, nhanh hơn.

Trong đó, các chương trình cắt giảm giãn hoãn các loại thuế, phí như đất đai… nên được xem xét kéo dài đến hết 2023.

Gần đây, Chính phủ đang xem xét về vấn đề giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, hay đang có kiến nghị miễn hoàn toàn thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu… Đây là các chính sách rất cần sớm được cân nhắc triển khai nhằm hạ giá thành năng lượng hơn nữa.

Song song, cần hỗ trợ trực tiếp để kích thích tiêu dùng, đầu tư, nâng cao sức cầu theo chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất ưu đãi 2% lẫn mở rộng hỗ trờ tiêu dùng trực tiếp đến người dân.

- Về phía doanh nghiệp, giải pháp nào để ứng phó với suy thoái, thưa ông?

Doanh nghiệp phải đặt mục tiêu trọng tâm giữ được đơn hàng, giữ được khách hàng, giữ được dòng tiền không đứt đoạn. Còn thị trường thì còn sản xuất, công nhân còn có công ăn việc làm, doanh nghiệp còn cơ hội tăng tốc khi phục hồi. Như vậy phải chấp nhận đàm phán với khách hàng, giảm giá tăng đơn hàng, cầm cự. Trong quản trị tài chính, cần giảm mọi chi phí đầu tư mở rộng để cấu trúc dòng tiền an toàn nhất. Áp dụng công nghệ để quản lý khép kín chuỗi sản xuất tránh tồn kho cao.

Doanh nghiệp xuất khẩu cũng có thể quay về sân nhà, giảm tải tồn kho một phần với liên kết các nhà phân phối nội địa, sử dụng thương mại điện tử, bán hàng có niêm yết giá thành xuất khẩu và giá thành khuyến mãi bán nội địa…

Cuối cùng, doanh nghiêp tùy thuộc đặc thù riêng mà xây dựng 2 kịch bản từ nay đến hết 2023 là: Các thị trường không suy thoái và các thị trường suy thoái. Các giải pháp quản trị cần bám sát theo 2 kịch bản và theo dõi mọi biến động để chủ động ứng phó.

- Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Còn chưa ra mắt, một doanh nghiệp vận tải đã 'chốt đơn' 10 chiếc xe hybrid đầu tiên của BYD để chạy taxi
6 giờ trước
Mẫu xe hybrid đầu tiên của BYD có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng cùng phạm vi di chuyển 1.200 km.
Khám xét, thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera vụ Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs
5 giờ trước
Khám xét tại trụ sở Công ty CP Asia Life ở phường An Phú (TP.Thủ Đức, TP.HCM), công an thu hơn 24.000 hộp kẹo Kera và nhiều tang vật có liên quan.
Giá bạc miếng trong nước lao dốc sau khi lập đỉnh, mất hơn 10% chỉ trong 1 tuần
9 giờ trước
Giá bạc thỏi loại 1 lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Giá cà phê hôm nay 5/4: Giảm mạnh ở cả trong nước và trên thế giới
9 giờ trước
Giá cà phê hôm nay 5/4 ghi nhận xu hướng giảm mạnh ở cả thị trường trong nước và trên thế giới, giá nội địa giao dịch cao nhất ở mức 131.200 đồng/kg.
Sáu mặt hàng xuất khẩu chịu tác động mạnh nhất
9 giờ trước
Việc Mỹ áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, trong đó có 6 nhóm sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh nhất, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
1 ngày trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
2 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
3 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
3 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.