Doanh nghiệp vận tải “lao đao” trước bão giá xăng, dầu

16/06/2022 11:00
Chưa kịp phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp vận tải tiếp tục nhận thêm “cú đấm bồi” từ giá xăng dầu.

Nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết chưa bao giờ hoạt động vận tải lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay. Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hoạt động vận tải ngưng trệ, chưa kịp phục hồi, thì xăng dầu lại liên tục tăng giá lên mức kỷ lục. Hiện tại, để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì 50% số lượng phương tiện để phục vụ khách hàng, đồng thời phải cắt giảm chuyến, dồn khách… nhưng cũng không ăn thua.

Doanh nghiệp vận tải “lao đao” trước bão giá xăng, dầu - Ảnh 1.

Hiện tại, để duy trì hoạt động, các doanh nghiệp đang cố gắng duy trì 50% số lượng phương tiện để phục vụ khách hàng, đồng thời phải cắt giảm chuyến, dồn khách...

Đơn cử như Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), có hơn 200 đầu xe, trong đó có xe Taxi, xe tuyến cố định và xe Hợp đồng du lịch, mới hoạt động chưa đến 50%.

Theo ông Khúc Hữu Thanh Hải - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải thương mại và dịch vụ Đất Cảng, xăng dầu tăng khiến việc kinh doanh càng khó khăn thêm. Bởi, một chuyến xe tuyến cố định bình thường chi phí xăng dầu chiếm khoảng 40%, ngoài ra còn phí xuất bến, phí cao tốc, phí đường bộ và trả lãi gốc ngân hàng…

Hải Phòng: Giá xăng dầu tăng cao khiến ngư dân không dám cho tàu ra khơi

Giá xăng dầu tăng “phi mã” đe dọa đà phục hồi kinh tế

Điều đáng nói, mỗi chuyến cũng chỉ được không quá 20% số ghế có chuyến chỉ được vài khách, thậm chí không có khách. Công ty chúng tôi đã phải xin tạm dừng hoạt động tuyến cố định và chuyển sang cho thuê xe du lịch do không gánh được các chi phí, đặc biệt là chi phí xăng dầu tăng cao nhằm cắt giảm chi phí, giảm bù lỗ để chờ giá xăng dầu hạ nhiệt. "Doanh nghiệp thực sự đang vật lộn giữa bão xăng dầu và các chi phí tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” mà không tìm được giải pháp nào tối ưu" – ông Hải cho biết.

Theo tính toán, chạy một chuyến xe khách khứ hồi Hà Nội – Hải Phòng, tổng chi phí rơi  vào khoảng 4,5 triệu đồng, trong đó, chỉ tính riêng tiền dầu đã mất khoảng 3 triệu đồng, cộng với chi phí 2 đầu xuất bến, phí cao tốc, tiền công lái xe, phụ… Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ sẽ không thể cầm cự được. Phá sản, bán xe là điều có thể nhìn thấy trước mắt.

Doanh nghiệp vận tải “lao đao” trước bão giá xăng, dầu - Ảnh 2.

Doanh nghiệp thực sự đang vật lộn giữa bão xăng dầu và các chi phí tăng cao làm cho doanh nghiệp vận tải như “cá bơi trên cạn” mà không tìm được giải pháp nào tối ưu

Ông Nguyễn Hải Hưng - Giám đốc Công ty CP ô tô vận tải hành khách Hải Hưng (Hải Dương) cho biết, đợt xăng dầu tăng mạnh vừa qua, doanh nghiệp của ông cũng như các doanh nghiệp vận tải khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù giá xăng dầu tăng cao nhưng lượng khách chỉ đạt khoảng 30% so với trước. Doanh nghiệp cố gắng chống chọi, liên tục cắt giảm, thắt chặt các chi tiêu không cần thiết nhưng cũng vẫn “lỗ”.

"Chúng tôi đang cố gắng gồng mình lên chống chọi. Đây là xu thế chung nên các doanh nghiệp mong muốn Nhà nước cố gắng hỗ trợ thêm về thuế, và đồng hành cùng doanh nghiệp trong lúc khó khăn này" – ông Hưng đề nghị.

Còn theo ông Ngô Bá Hiến - Giám đốc Công ty TNHH VT&TM Tuấn Minh (Hải Dương), giá xăng dầu từ năm ngoái tới năm nay tăng đến 100% trong khi đó cước vận tải không tăng. Lý do cước không tăng vì bên Trung Quốc họ cấm biên nhiều nên lượng xe dôi dư không có việc làm, trong khi đó chủ xe thừa xe nhiều nên họ không tăng cước cho mình. "Đặc thù ngành của chúng tôi là vận tải hàng hóa nên phụ thuộc chủ yếu vào xuất nhập khẩu. Cả tháng nằm biên mới xuất được 1 container hàng sang Trung Quốc, hỏi như thế thì làm gì còn lãi" - ông Hiến bày tỏ.

Hiện cả công ty công suất hoạt động chỉ được 30% số xe, khó khăn vô cùng, cứ đà này các công ty vận tải phá sản hết. "Chúng tôi mong muốn Cục đường bộ thông qua giám sát nắm được số lượng xe nằm bãi chờ việc để có những hỗ trợ kịp thời. Đề nghị Cục đường bộ miễn cho chúng tôi phần nào phí đường bộ" - ông Hiến cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Thạc - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Nam Định cho biết, chênh lệch chi phí vận tải quá lớn. Nếu như trước đây, xăng dầu chiếm 40% chi phí vận tải thì bây giờ lên tới 50-60% khiến doanh nghiệp không có lãi và càng ngày càng lỗ sâu.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá xăng dầu tăng hơn 10 lần. Dự kiến giá xăng còn có thể tăng lên 35.000 đồng/lít, thậm chí còn cao hơn trong giai đoạn từ nay đến hết tháng 6/2022. Đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp vận tải. Nếu không có sự hỗ trợ, can thiệp từ các cơ quan chức năng doanh nghiệp sẽ không theo nổi.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.