Doanh nghiệp Việt có thể sống khoẻ khi chọn đúng hướng trong điều kiện dịch bệnh

15/05/2021 09:18
Dù ảnh hưởng dịch Covid-19, nhưng nhiều doanh nghiệp TP HCM có kết quả kinh doanh khả quan ngay trong bối cảnh phòng dịch...

4 tháng đầu năm 2021, TP HCM có gần 5.600 doanh nghiệp hoạt động trở lại, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 13,9%... Những con số này cho thấy, trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm được hướng đi cho mình, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, việc doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh, chọn đúng sản phẩm, hướng tiếp cận thị trường sẽ nắm bắt được cơ hội để phát triển.

Ưu tiên mặt hàng có cơ hội tăng trưởng

Trước đây, Công ty TNHH Nhựa Sunway Mario tại TP HCM sản xuất nhiều mặt hàng như túi rút dây, túi đựng rác và túi cuộn các loại. Một thời gian sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều mặt hàng của công ty tiêu thụ chậm nhưng cũng có một số mặt hàng liên tục có thêm đơn đặt. Sau khi tự thăm dò thị trường, đánh giá lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty này quyết định tập trung vào một số sản phẩm chủ lực như: túi đựng thực phẩm, túi rác phân huỷ sinh học.

Hiện mỗi tuần, nhựa Sunway Mario xuất khẩu đến 20 container các sản phẩm này cho thị trường châu Âu, Mỹ và Úc.

Ông Huỳnh Tri Phương Tùng, Trưởng Phòng Kinh doanh Quốc tế, Công ty TNHH Nhựa Sunway Mario cho rằng, bên cạnh theo dõi các tín hiệu thị trường trong bối cảnh phòng dịch, sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp theo tiêu chuẩn từ phía các đối tác EU. Dù dịch bệnh, nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể tăng trưởng nếu chọn được hướng đi đúng với các mặt hàng mà thị trường cần.

“Đối với dịch Covid-19 này, xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi, những hàng tiêu dùng, sản phẩm thiết yếu sẽ được ưu tiên bán. Nên trong đợt dịch vừa qua, bên tôi chưa bị ảnh hưởng, mà sản lượng còn tăng 30%. Khách hàng có ở nhà hay ra đường thì cũng dùng tới túi đựng rác" - ông Tung cho biết.


Ở một ngành hàng khác là sản phẩm y tế phòng dịch bệnh, nhận thấy nhu cầu thị trường gia tăng, Công ty TNHH Sản xuất Mỹ phẩm Lan Hảo với thương hiệu Thorakao tập trung ưu tiêncác dòng sản phẩm là gel rửa tay, nước rửa tay kháng khuẩn.

Ông Mai Tấn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Thorakao cho biết, đối diện với thực tế các dòng mỹ phẩm truyền thống chịu cạnh tranh, giảm doanh thu do người dân ưu tiên chi tiêu hơn vào các mặt hàng thiết yếu, Lan Hảo đã chủ động, có hướng đi linh hoạt để duy trì và phát triển sản xuất. “Công ty chúng tôi có thêm dòng sản phẩm chăm sóc cơ thể như gel rửa tay, nước rửa tay, diệt khuẩn... Do tình hình dịch bệnh nên nhu cầu đối với những sản phẩm này tăng cao. Mức tăng trưởng khá, mức bán hàng của chúng tôi vẫn giữ ổn định".

Nhạy bén với thị trường

Theo ông Piotr Harasimowicz - Trưởng văn phòng đại diện Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP HCM, Ba Lan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 9 của hàng hóa Việt Nam trong EU. Đặc biệt, khi EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, các cơ hội kinh doanh với thị trường này càng thuận lợi hơn. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường Ba Lan gia tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu như mì ăn liền, khẩu trang, găng tay, túi rác tự phân huỷ…

Ông Piotr Harasimowicz cho rằng, đó đều là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế. Doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn vào những nhóm ngành hàng này để thúc đẩy việc xuất khẩu vào Ba Lan, cửa ngõ của châu Âu. “Theo tôi nghĩ thì quan trọng nhất là hiểu được nhu cầu của khách hàng, kể cả đối với xuất khẩu hay nhập khẩu. Trong thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19, xuất khẩu từ Việt Nam vào Ba Lan tăng trưởng mạnh".

Bà Hoàng Thị Hương, Trưởng đại diện Cơ quan phát triển kinh tế bang Bremen (Đức) ở Việt Nam cũng chỉ ra một số cơ hội tiềm năng dành cho doanh nghiệp Việt khi tiếp cận thị trường này: "Doanh nghiệp Việt Nam nên đi vào hướng nữa là phát triển và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Doanh nghiệp phải kết nối được với hệ thống kinh doanh tại địa phương, dành thời gian ít nhất từ 5-6 tháng để tìm hiểu thị trường".

Cấu trúc lại các nhóm sản phẩm, cắt giảm chi phí không cần thiết

Dịch bệnh kéo dài và bùng phát nhiều lần, ngày càng nhiều doanh nghiệp nỗ lực tìm hướng đi mới, chủ động điều chỉnh sản xuất kinh doanh để thích nghi và tìm cơ hội phát triển. Việc chuyển đổi sản xuất kinh doanh đương nhiên tốn chi phí và doanh nghiệp phải cân đối được tài chính để ổn định sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, Chuyên gia Kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nên tập trung cấu trúc lại các nhóm sản phẩm và cắt giảm các khoản chi không cần thiết: “Thứ nhất là tái cấu trúc lại sản phẩm, dịch vụ. Xem những sản phẩm, những dịch vụ nào đang có khách hàng ở mua bán truyền thống và cả online để quyết định tinh gọn, giảm bớt các nhóm không hiệu quả.

Thứ hai, khi đã chọn được danh mục các sản phẩm, dịch vụ rồi thì cần đầu tư chiều sâu cho nó. Thứ ba, đẩy mạnh truyền thông cho sản phẩm như thông qua thiết kế mẫu mã, hình thức dịch vụ hấp dẫn hơn, giảm các chi phí không cần thiết liên quan đến mặt bằng...”.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp TP HCM có kết quả kinh doanh khả quan ngay trong bối cảnh phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, để thích nghi và linh hoạt xoay chuyển các phương án sản xuất kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực chủ động, tính toán kỹ lưỡng và quyết liệt triển khai thì mới thật sự có hiệu quả./.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
43 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
30 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
55 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
47 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.548.218 VNĐ / tấn

81.17 USD / lbs

0.45 %

+ 0.37

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
16 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
17 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.
Ly nước “giảm an tây” gây phẫn nộ, KATINAT ra thông cáo, xử lý nhân viên
1 ngày trước
Thay vì viết ghi chú “giảm đường, giảm đá” trên tem dán trên ly nước, nhân viên của KATINAT đã để thành “giảm đường, giảm an tây” gây ra sự bức xúc lớn.