Doanh nghiệp Việt làm thương hiệu thời hội nhập như thế nào?

05/04/2019 09:13
Trong bối cảnh hiện nay, để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp Việt bắt đầu thương hiệu phải từ gốc, đó là sản xuất ra những sản phẩm tốt...

Sức mạnh của thương hiệu nằm trong sự trải nghiệm của khách hàng. Chính sự trải nghiệm đã biến cái vô hình thành những điều hữu hình của thương hiệu. Song với doanh nghiệp Việt Nam, dường như chưa thực sự hiểu được tính cấp bách của vấn đề trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Trong khi đó, những doanh nghiệp của Thái Lan, Malaysia, Singapore... thâm nhập thị trường Việt Nam theo cách rất bài bản với từng bước vững chắc.

Saint-Gobain, một tập đoàn đa quốc gia của Pháp thành lập năm 1665, chuyên về sản xuất nhiều loại vật liệu xây dựng và hiệu suất cao đã hiện diện tại Việt Nam. Là chuyên gia tư vấn cho thương hiệu này tại Việt Nam, ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand cho rằng, đối với những thương hiệu lớn trên thế giới, họ đã có nhận diện thương hiệu khá tốt trên toàn cầu, song doanh nghiệp này chưa có nhận biết tốt về thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Do đó, họ đã có chiến lược bài bản vào Việt Nam trong xây dựng thương hiệu.

Hay một số doanh nghiệp nước ngoài khác muốn thâm nhập vào Việt Nam thì phải thay đổi hình ảnh để phù hợp với văn hoá Việt Nam. Như Coca Cola, ở nước ngoài hay Việt Nam họ rất nổi tiếng nhưng cần các công ty tư vấn để Việt hoá hình ảnh gần gũi hơn với cảm nhận, điều kiện thực tế của thị trường. Ban đầu vào Việt Nam, Coca Cola dùng hình ảnh ông già Noel, tuần lộc... song nhận ra điều này rất xa lạ với Việt Nam nên họ Việt hóa thương hiệu bằng việc dùng hình ảnh chim én rất gần gũi với người Việt...

Ông Mạnh cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp Việt bắt đầu thương hiệu phải từ gốc, đó là sản xuất ra những sản phẩm tốt. Đừng đi xa bằng truyền thông, quảng cáo mà phải rất chắc chắn sản phẩm của mình có ưu thế nhất định, phải đảm bảo chất lượng, uy tín, giá cả khiến người tiêu dùng bỏ tiền ra mua cảm thấy hoàn toàn yên tâm.

Không chỉ doanh nghiệp nước ngoài đón đầu xây dựng thương hiệu tại thị trường họ hiện diện, mà trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đã bắt tay từ lâu. Tuy nhiên, con số này vẫn đếm trên đầu ngón tay. Điển hình, doanh nghiệp Việt Nam thuần tuý là Minh Long đầu tư vào công nghệ từ cách đây khá lâu khi nhập dây chuyền công nghệ làm gốm sứ từ Đức đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Sản phẩm của Minh Long đưa ra thị trường đã đánh bại tất cả các hãng khác bởi chất lượng cao, kèm theo đó là xây dựng thương hiệu, quảng bá khiến người tiêu dùng biết đến Minh Long một cách rõ ràng. 

"Cứ nhìn vào thước đo này, doanh nghiệp Việt cần biết đầu tư vào công nghệ, sản xuất tạo ra sản phẩm thực sự để người tiêu dùng chấp nhận được về chất lượng, giá cả. Đó là điều kiện cần. Với điều kiện đủ là làm các chương trình quảng bá truyền thông, xây dựng thương hiệu, marketing để người ta biết đến cái hay, cái đẹp khi đó họ mới mua", ông Mạnh nhấn mạnh.

Không có mô hình chung nào cho phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Trong bối cảnh thị trường đang phát triển rất nhanh, thậm chí những doanh nghiệp nhỏ có cách đi độc đáo vẫn có thể tiến nhanh hơn doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp nhỏ nhắm vào một phân khúc nào đó và chiếm lĩnh phân khúc ấy. Sau đó, họ sẽ lan sang phân khúc lớn hơn.

Tỷ trọng xuất khẩu của May 10 chiếm tới 80%, sản phẩm của May 10 có mặt hơn 60 nước trên thế giới, thương hiệu May 10 đã được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc TCT May 10 cho biết, thời gian tới May 10 tiếp tục đầu tư vào thiết kế, mở rộng kênh phân phối và thị phần. May 10 phát triển với tôn chỉ "Thiết kế châu u, tiện dụng Mỹ, công nghệ Nhật Bản, giá Việt Nam". Ngoài các cửa hàng offline truyền thống, May 10 đã và đang phát triển kênh bán hàng online. Hiện nay, độ bao phủ kênh bán hàng hiện đại của May 10 ở trên 63 tỉnh, thành.

Theo ông Việt, câu chuyện thương hiệu của May 10 tại các thị trường nước ngoài liên quan tới bài toán đầu tư tài chính, tới sức mạnh thương hiệu. Chi phí đầu tư thương hiệu ở nước ngoài rất lớn, chặng đường không chỉ 5-10 năm mà tới vài chục năm. Do đó, May 10 đang chọn hướng đi khác, ngắn hơn là ứng dụng thương mại điện tử. May 10 là doanh nghiệp dệt may đầu tiên của Việt Nam bán thương hiệu sản phẩm trên trang điện tử Amazon cách đây 2 năm. Từ đây, May 10 đã xây dựng một trang điện tử không chỉ cho thị trường nội địa mà có thể bán toàn cầu.

Tại sao May 10 chọn cách đi như vậy? Theo ông Việt, khi thâm nhập và xây dựng thương hiệu tại thị trường nước ngoài thì thương mại điện tử có chi phí hợp lý nhất với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và độ phủ lớn. Do đó, May 10 tập trung chọn hướng đi ứng dụng thương mại điện tử và các trang bán hàng trực tuyến toàn cầu như Amazon và sắp tới là Alibaba.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
8 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
27 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
7 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
20 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
44 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
1 ngày trước
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.