Doanh nghiệp Việt nguy cơ mất trắng cả lô hàng xuất đi châu Phi

Một DN Việt Nam đang trong cảnh đứng ngồi không yên vì có nguy cơ mất trắng 2 container hàng do phía đối tác tự ý làm thủ tục hải quan và cấu kết với hãng tầu, hải quan bản địa lấy hàng ra mà không cần chứng từ gốc.

Một DN Việt Nam đang trong cảnh đứng ngồi không yên vì có nguy cơ mất trắng 2 container hàng do phía đối tác tự ý làm thủ tục hải quan và cấu kết với hãng tầu, hải quan bản địa lấy hàng ra mà không cần chứng từ gốc.

 

Nguy cơ mất trắng nếu đối tác có ý đồ xấu

Công ty Global Retail ., Jsc xuất khẩu hai container nước tăng lực nhãn hiệu BUFFALO JUNGLE sang Maroc. Tuy nhiên, khi hàng đến cảng COTONOU của Benin, người mua hàng (đây là một trader trung gian tại Các tiểu Vương quốc Ả rập - UAE) không nhận hàng và không thanh toán tiền còn lại nên lô hàng phải nằm ngoại cảng.

Để giải quyết, phía Công ty Global Retail ., Jsc đã chủ động tìm một đối tác khác để bán lỗ lô hàng này. Nhưng khi đối tác mới đã chốt mua thì người mua cũ bỗng dưng xuất hiện, đòi hàng và làm tờ khai hải quan tại Benin. Tuy nhiên, cho đến nay, người mua cũ chưa thể lấy hàng do bill tàu (một dạng chứng từ chứng nhận lô hàng đang quản lý bởi người cầm chứng từ này)  đang nằm trong tay Công ty Global Retail ., Jsc.

Doanh nghiệp Việt nguy cơ mất trắng cả lô hàng xuất đi châu Phi
Lô hàng nước tăng lực của công ty Việt Nam bị kẹt ở châu Phi

Đây là một dạng gây tranh chấp thương mại cố ý nếu các bên (Mua và Bán) không tuân thủ pháp luật về luật hàng hải, kinh doanh quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả như: Người xuất khẩu (phía Việt Nam) có nguy cơ bị mất hàng nếu người mua tự ý làm thủ tục hải quan và câu kết với hãng tầu, hải quan bản địa để lấy hàng ra mà không cần chứng từ gốc.

Đây cũng sẽ là cản trở lớn khi các công ty vươn ra khỏi lãnh thổ, thực hiện nghiệp vụ bán hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài.

Hiện nay, 2 container hàng nước tăng lực của Global Retail ., Jsc vẫn đang nằm tại cảng COTONOU. Mỗi ngày, doanh nghiệp phải đóng 500 USD phí bến bãi.

Đại diện lãnh đạo Global Retail ., Jsc cho hay, trước đó, công ty cũng tiếp nhận rất nhiều thông tin về việc hàng chục doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang khối thị trường châu Phi (Benin, Togo, Nigeria, Ghana, Maroc, Serria Leone, Gambia, Gabon,... ) bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền, chiếm đoạt hàng,... cũng như những bất cập về hệ thống khai báo hải quan theo luật lệ khó hiểu bản địa.

"Bản thân Global Retail cũng gặp tình huống tương tự vài lần, có lần giải quyết được, có lần bế tắc. Vụ việc lần này là bài học kinh nghiệm cho DN khác. Chúng tôi cũng kêu gọi các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương hay Trung tâm Trọng tại quốc tế,... tham gia bảo vệ DN trong nước", vị này kiến nghị.

Đừng để các DN "đơn thương độc mã" 

Thực tế, tại nhiều nước châu Phi không có đại diện Thương vụ Việt Nam, mà chỉ có ở một số quốc gia như Maroc, Algeria,... rồi kiêm nhiệm nhiều thị trường khác, nên không thể làm việc trực tiếp với cơ quan thương mại nước sở tại. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, điều này gây bất lợi cho các DN Việt khi cần tiếng nói hỗ trợ.

Vì thế, có doanh nghiệp xác định rằng, nếu thị trường nào không có Thương vụ Việt Nam thì khi gặp rắc rối, họ phải "đơn thương độc mã" đấu tranh đòi quyền lợi.

Ngay cả sự vụ của Global Retail ., Jsc, Thương vụ Việt Nam tại Maroc (đại diện cho cả Benin) đã có công hàm ngoại giao gửi Phòng Thương mại Công nghiệp Benin. Song, dù Thương vụ đã cố gắng làm việc với phía bên đối tác nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.

Doanh nghiệp Việt nguy cơ mất trắng cả lô hàng xuất đi châu Phi
Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi ngày càng tăng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản

Do đó, Global Retail ., Jsc đã đề nghị VCCI - với tư cách tương đương - đứng ra có tiếng nói bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài. Cụ thể VCCI phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Benin xác thực invoice Pk, Bill đồng thời phối hợp với Phòng Thương mại Công nghiệp Benin đẩy nhanh giải quyết vụ việc. DN cũng mong muốn VCCI cùng đồng hành để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu hậu quả do gặp rủi ro nhiều tháng qua liên quan đến vấn đề quốc tế.

CEO một doanh nghiệp - chuyên xuất khẩu hàng nông sản sang châu Phi - lưu ý các DN trong nước, khi xuất sang thị trường này, tốt nhất là gặp trực tiếp được đối tác để tìm hiểu cụ thể. 

Trong việc tìm kiếm khách hàng, vì lợi dụng đặc điểm châu Phi khó giao thương do nghèo đói và lạc hậu nên một số nhà môi giới tìm đến người mua và người bán để chắp nối giao thương. Cách làm này tất nhiên có lợi nếu nhà môi giới nghiêm túc, nhưng cũng bất lợi nếu họ cố ý lấy tiền của cả bên bán, bên mua hàng, mà Global Retail ., Jsc là một ví dụ điển hình.

Để phòng ngừa rủi ro, các DN Việt Nam cần có thông tin người mua, như đăng ký kinh doanh, số hộ chiếu (rất quan trọng) thẻ định cư (nếu ở một nước làm việc một nước), hình ảnh người mua hàng. Ngoài ra, khai thác càng nhiều thông tin cá nhân càng tốt để phòng ngừa dùng sau này cho việc khai báo hải quan, công an hay cơ quan quốc tế,...

Về vấn đề thanh toán quốc tế, nên đàm phám có lợi nhất cho bên bán (seller), ví như yêu cầu cọc 50/50, hay mở LC,... Nếu không đàm phán được thì luôn giao hàng CIF và bill tầu luôn để tên công ty xuất khẩu, vì nhiều nước mở tờ khai nhập khẩu cả khi không có bill tầu gốc, đây là điều bất lợi cho các DN Việt.

Nếu cảm thấy rủi ro, ngay lập tức dừng các việc đi hàng, cố liên hệ hãng tầu giữ hàng, liên hệ thương vụ Việt Nam tại thị trường đó, liên hệ nơi quản lý doanh nghiệp để được hỗ trợ, liên hệ cơ quan dí trú để báo cáo về việc cá nhân này, cá nhân kia có hành vị lừa đảo.

Đồng thời, nhờ thương vụ kết hợp quốc gia bản địa cảnh báo xuất cảnh, nhập cảnh hoặc công báo doanh nghiệp lừa đảo với thông số hộ chiếu (không thay đổi được thông số này) để các DN khác dừng giao thương, dừng bán hàng, gây áp lực cho bên mua hàng phải thanh toán chứ không thể tiếp tục đi lừa đảo các DN khác tại Việt Nam hoặc nước khác.

Ngoài ra, để bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam khi giao thương ở nước ngoài, không chỉ là việc cảnh giác, tìm hiểu kỹ càng hay nỗ lực đấu tranh khi gặp rủi ro, mà các cơ quan Nhà nước, tổ chức của Việt Nam như VCCI, Bộ Công Thương, các thương vụ, Bộ Công an,... cũng nên có các hoạt động đối ngoại để hỗ trợ, tránh để DN phải tự bơi.

Bảo An

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

12.095.649 VNĐ / tấn

21.59 UScents / lb

0.98 %

+ 0.21

Cacao

COCOA

232.026.092 VNĐ / tấn

9,130.50 USD / mt

5.74 %

+ 495.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.507.087 VNĐ / tấn

298.99 UScents / lb

1.36 %

+ 4.01

Gạo

RICE

17.443 VNĐ / tấn

15.09 USD / CWT

0.55 %

- 0.08

Đậu nành

SOYBEANS

9.146.060 VNĐ / tấn

979.51 UScents / bu

0.18 %

+ 1.76

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.113.721 VNĐ / tấn

289.65 USD / ust

0.09 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
13 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
14 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
15 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
17 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.