Doanh nghiệp Việt phải đánh đổi những năm đầu để hưởng lợi từ EVFTA

17/07/2019 22:15
Nếu giải quyết được các vấn đề như đảm bảo xuất xứ, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, lao động..., thuỷ sản Việt Nam có thể thâm nhập bất cứ thị trường nào.

Cơ hội thực sự từ CPTPP, EVFTA

Là hiệp định có quy mô lớn hơn so với các hiệp định thương mại (FTA) thế hệ cũ nhưng CPTPP thực sự chỉ mang lại cho Việt Nam 3 thị trường mới là Canada, Chile và Mexico. Trong đó, Canada và Chile giảm thuế về 0% đối với tất cả sản phẩm thủy sản ngay khi hiệp định có hiệu lực. Mexico sẽ xóa bỏ thuế với một số sản phẩm ngay lập tức từ mức 10 - 20%, riêng thuế với cá tra đông lạnh sẽ giảm từ 20% về 0% sau 3 năm.

Việt Nam đều đã ký FTA với 8 quốc gia còn lại. Tuy nhiên, Nhật Bản cam kết mở cửa rộng hơn với Việt Nam trong CPTPP so với 2 FTA trước là Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản. Với CPTPP, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế trong 2 FTA này cũng sẽ được hưởng thuế 0%.

Theo đánh giá của bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và xúc tiến thương mại Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), lợi thế về xuất khẩu thủy sản mà CPTPP mang lại không thay đổi nhiều do thuế hầu hết sản phẩm xuất khẩu sang 8 quốc gia trên đều đã về 0% trước khi CPTPP có hiệu lực. Các nước CPTPP đang chiếm tỷ trọng 25% trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, theo số liệu của VASEP.

Doanh nghiệp Việt phải đánh đổi những năm đầu để hưởng lợi từ EVFTA - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập. Ảnh: Phan Vũ.


“Thuận lợi rõ nét nằm ở thuế nhập khẩu hàng hóa từ nước đối tác CPTPP về Việt Nam”, bà Hằng nói tại hội thảo “Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản tại các Hiệp định CPTPP & EVFTA” diễn ra hôm nay (17/7) ở TP HCM.

Hiện tại, Việt Nam trung bình chi khoảng 1 - 1,5 tỷ USD để nhập khẩu thủy sản mỗi năm, với mức thuế nhập khẩu trung bình là 9 - 17%. Vì vậy, tham gia CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm bớt chi phí trong nhập khẩu.

Trong khi đó, EVFTA mở ra 28 thị trường (tính cả Anh) cho hàng hóa Việt Nam và đều là những quốc gia mà chúng ta chưa có FTA. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - nhận định trước mắt, EVFTA không mang lại lợi thế về thuế quan cho thuỷ sản Việt Nam.

Bà Trang cho rằng doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận đánh đổi những năm đầu tiên khi tham gia EVFTA. Bởi khi EVFTA có hiệu lực, thuế ưu đãi phổ cập (GSP) sẽ bị loại bỏ. Lộ trình giảm thuế của thủy sản nói riêng và hàng hóa nói chung khi đó sẽ dựa trên thuế theo quy tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) của WTO.

Trong khi đó, thuế MFN hiện cao hơn nhiều thuế GSP. Ví dụ, thuế MFN với một số tôm nhập khẩu vào EU hiện là 12 - 20% trong khi thuế GSP chỉ là 4,2 - 7%. Theo lộ trình giảm thuế 5 - 7 năm của EVFTA, thuế suất của những năm đầu tiên có thể cao hơn thuế GSP.

Tương tự, cá tra có lộ trình giảm thuế 3 năm trong EVFTA. Hiện tại, thuế MFN với cá tra nhập khẩu vào EU là 8 - 9% trong khi thuế GSP là 4,5 - 5,5%.

Theo số liệu của VASEP, EU là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ, chiếm 17 - 18% trong cơ cấu xuất khẩu của ngành.“Vì vậy, trong những năm đầu của lộ trình, hàng thủy sản của Việt Nam có thể gặp bất lợi vì chịu thuế cao hơn thuế GSP, nhưng về dài hạn thì sẽ hưởng lợi, đặc biệt là khi thuế về 0%”, bà Trang nói.

Việt Nam ký kết EVFTA trong khi mức thuế ưu đãi phổ cập mà EU dành cho hàng hoá Việt Nam đã khá thấp, theo bà Trang, do GSP là cam kết mang tính đơn phương, EU có thể rút lại bất cứ lúc nào. Điển hình, ngành da giày Việt Nam đã bị EU rút lại thuế GSP.

Doanh nghiệp Việt phải đánh đổi những năm đầu để hưởng lợi từ EVFTA - Ảnh 2.

Câu chuyện quy tắc xuất xứ với sản phẩm thủy sản trở nên tương đối phức tạp ở trong cả CPTPP và EVFTA. Ảnh: Reuters.


Phức tạp chuyện xuất xứ

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, đánh giá rằng một trong những vấn đề mà ngành thủy sản phải giải quyết được nếu muốn ổn định và bền vững hóa việc phát huy lợi thuế của FTA là đảm bảo xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Chia sẻ bên lề hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng cho rằng thách thức lớn nhất với ngành thủy sản là việc tận dụng và hiện thực hóa các cơ hội.

“Lợi thế thuế quan đi kèm với điều kiện về quy tắc xuất xứ. Với nhiều sản phẩm thủy sản, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài để chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, câu chuyện quy tắc xuất xứ với sản phẩm thủy sản trở nên tương đối phức tạp ở trong cả CPTPP và EVFTA”.

Một điểm khác mà doanh nghiệp cần lưu ý là tiêu chuẩn về môi trường, lao động… Bà Trang cho biết các tiêu chuẩn này sẽ dần được nâng lên theo hướng phát triển bền vững. Điều này đồng nghĩa rằng chi phí để doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn này cũng sẽ tăng lên.

“Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp sẽ tạo ra được thương hiệu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam và có thể thâm nhập bất kỳ thị trường nào khác. Bởi đây đều là thị trường khó tính nhất hiện nay”, đại diện của Trung tâm WTO và Hội nhập chia sẻ.

Cũng tại hội thảo, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết cơ hội nhìn thấy là rất rõ nhưng thách thức là Việt Nam có đáp ứng được các cam kết khi hội nhập hay không. "Hay chúng ta chỉ nhìn một màu hồng. Công tác chuẩn bị của cả chuỗi sản xuất, từ người sản xuất, người thu mua, người chế biến, người làm thị trường, nếu không có sự chuẩn bị tốt ngay thì tất cả cơ hội chỉ nằm trên giấy. Khi đó, ngành sản xuất của chúng ta mãi mãi chỉ ở vị thế là người chạy theo", ông nói.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, với CPTPP, hầu hết sản phẩm thủy sản sơ chế gồm cá tra, cá ngừ, tôm, thịt cua… sẽ được xóa bỏ thuế quan sau 2 - 3 năm. Các sản phẩm thủy sản chế biến có lộ trình giảm thuế 5, 10 và 15 năm. Với EVFTA, 50% số dòng thuế với thủy sản cũng sẽ được xóa bỏ sau 3 - 7 năm. Ngoài ra, EU áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan với cá ngừ đóng hộp (11.500 tấn) và cá viên (500 tấn).

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.328.632.512 VNĐ / tấn

321.60 BRL / kg

0.25 %

+ 0.80

Thịt gà

CHICKEN

35.777.231 VNĐ / tấn

8.66 BRL / kg

1.17 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.937.194 VNĐ / tấn

87.38 USD / lbs

0.09 %

- 0.08

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vốn hoá bị thổi bay 300 tỷ USD/phiên, chuỗi cung ứng tan nát vì thuế đối ứng của ông Trump, chuyên gia lo Apple 'không có đường thoát'
10 giờ trước
Cổ phiếu của Apple giảm gần 10% trong phiên giao dịch hôm 3/4.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
15 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Sau cá tra và cá ngừ, một loại cá ngon bổ rẻ của Việt Nam được người Mỹ cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng 105% trong 2 tháng, nước ta sắp có lợi thế lớn so với ‘ông trùm’ Trung Quốc
1 ngày trước
Loại cá này của Việt Nam đang rộng cửa vào thị trường Mỹ.
Trứng và thịt gia cầm Việt Nam chính thức được cấp phép vào Singapore
2 ngày trước
Trứng và thịt gia cầm của Việt Nam đã vượt qua rất nhiều quá trình kiểm duyệt nghiêm ngặt của Cơ quan thực phẩm Singapore (SFA) và được chính thức cấp phép xuất khẩu vào Singapore.