Doanh nghiệp xây dựng kêu khổ: khó khăn trăm bề, càng làm càng lỗ

29/06/2022 15:18
Tại Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022, ông Vũ Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) đã nêu ra nhiều khó khăn của ngành xây dựng và mong Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị cho phép các doanh nghiệp xây dựng lớn được báo cáo với Thủ tướng để cứu rỗi ngành xây dựng.

Ngày 27/6/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022. Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Trần Quốc Phương và đại diện các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam; đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ.

Tại Hội nghị, đại diện đến từ các Hiệp hội đã lần lượt nêu lên khó khăn còn gặp phải. 

Ông Vũ Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC) cho rằng, trong tất cả các lĩnh vực thì ngành xây dựng "đang chịu khổ nhất, khổ trăm bề".

Ông Hiệp cho biết ngành xây dựng về tổng thể đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2022 sau những ảnh hưởng bởi dịch bệnh vào cùng kỳ năm ngoái. Một số doanh nghiệp như Hòa Bình (HoSE: HBC), Delta, Newtecons, Vinaconex (HoSE: VCG), … ghi nhận mức tăng trưởng 300-500%. Kết quả này cũng phản ánh sự hiệu quả trong các chính sách của Chính phủ.

Song hầu hết doanh nghiệp xây dựng lớn đều không đạt kế hoạch đặt ra ban đầu. Nhìn chung, 10 doanh nghiệp xây dựng lớn nhất chỉ đạt 28-40% kế hoạch cả năm, tương đương 60-80% kế hoạch 6 tháng, kể cả doanh thu lẫn sản lượng.

Vấn đề đầu tiên đó là tình trạng ách tắc, vướng mắc pháp lý khiến số dự án được triển khai trong năm 2022 vẫn còn chậm. Tuy việc nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam giúp triển vọng trong năm nay khả quan hơn nhưng ngành xây dựng đang phát sinh tình trạng phân hóa khi chỉ có những doanh nghiệp, dự án có vốn FDI uy tín, vững vàng mới có thể tồn tại trong khi khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đủ khả năng cạnh tranh "chết dần, thậm chí chết rất nhanh".

Ông Hiệp cũng nêu thực trạng hiện nay doanh nghiệp xây dựng không muốn làm dự án trong nước, đặc biệt sợ thực hiện dự án đầu tư công. Vì vậy, doanh nghiệp lớn thường có xu hướng tìm dự án nước ngoài hoặc làm thầu phụ cho dự án FDI.

Lý giải nguyên nhân, ông Hiệp cho biết, tất cả các chi phí đầu vào của ngành xây dựng từ sắt, thép, xi măng, cát, hay các loại chi phí vận chuyển như giá xăng, dầu… đều tăng chóng mặt.

Theo thống kê từ PV Oil, vào thời điểm đầu năm 2021 thì giá dầu diesel chỉ ở mức 12.640 đồng/lít, đến cuối năm 2021 thì tăng lên 17.570 đồng/lít, và hiện tại là 30.010 đồng/lít, đồng nghĩa với việc giá dầu đã tăng khoảng 140% từ đầu năm 2021. Giá các vật liệu khác như giá thép, giá cát, giá nhựa đường, xi măng, … cũng đều tăng mạnh.

Cho rằng, giá vật liệu xây dựng tăng quá cao, mà chưa có biện pháp gì ngăn chặn và bù giá cho các nhà thầu, ông Hiệp "thú thật, bây giờ các nhà thầu hiện nay càng làm càng lỗ".

Ông Hiệp cũng chia sẻ thêm một điểm khó khăn nữa đó là nhân công lao động hiện nay trong ngành xây dựng đang rất khan hiếm. "Đặc điểm của ngành xây dựng là sử dụng nhiều lao động thời vụ, con số này chiếm tới 70%. Tuy nhiên, sau dịch Covid-19, số lượng lao động của nhóm này quay lại không được như số lượng ban đầu. Dù cho đơn giá cho nhân công đã tăng 30% nhưng vẫn không tìm kiếm được nguồn nhân lực"

Vấn đề thứ ba là thủ tục về giao nhận thầu."Hôm qua anh Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình - nói với tôi là anh cố gắng nói với Bộ trưởng rằng doanh nghiệp xây dựng không có cửa nào không phải trả tiền, ít nhất 5%. Đấy là những nỗi đau của doanh nghiệp mà không biết kêu ai", ông Hiệp nhấn mạnh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xây dựng đang vướng luật phòng cháy chữa cháy. Ông Hiệp cho biết, tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy của nước ta hiện cao như các nước phát triển. Đã thế, quy định phải nhập khẩu độc quyền một số sản phẩm như sơn chống cháy, kính chống cháy… nên chi phí cao gấp nhiều lần.

Vấn đề tiếp theo là quy trình kiểm toán, thanh kiểm tra. Ông Hiệp hy vọng Bộ trưởng báo cáo Thủ tướng quy định các dự án sau 5 năm không hồi tố, không thanh kiểm tra. "Có những dự án đã quyết toán khoảng 10 năm, nhưng giờ kiểm toán vào bảo ‘chỗ này là sai, phải nộp lại tiền đất’. Cái này không phải họ làm sai mà là cơ quan định giá các tỉnh quyết định. Giờ dự án xong, hồ sơ đã quyết toán, chia lãi , chia cổ tức. Kiểm toán bảo phải truy thu cái này, cái nọ thì lấy ở đâu để nộp"

Vấn đề cuối cùng là về tài chính. Việc cạn room tín dụng khiến chủ đầu tư, nhà thầu gặp khó khăn khi huy động vốn. Nếu đơn giá bình thường, thi công chặt chẽ, quản lý tốt, doanh nghiệp xây dựng có thể lãi khoảng 4%. Song tình hình nợ đọng, giá vật liệu xây dựng tăng, không được bù giá khiến doanh nghiệp càng làm càng lỗ, càng chết.

"Chúng tôi có nói với nhau hôm họp Ban chấp hành của VACC, nếu tình hình này tiếp diễn 5 năm nữa, chắc không còn doanh nghiệp xây dựng nào nữa. Chúng tôi rất mong Bộ trưởng kiến nghị cho phép các doanh nghiệp xây dựng lớn được báo cáo với Thủ tướng để cứu rỗi ngành xây dựng, không thì ngành tan nát mất", ông Hiệp nhấn mạnh.

Để tránh rủi ro, ông Hiệp chỉ ra một số doanh nghiệp hiện nay như Newtecons dứt khoát không nhận công trình đầu tư công, chỉ làm công trình nào chủ đầu tư thanh toán đàng hoàng. Giải pháp này giúp Newtecons trở thành doanh nghiệp hiếm hoi không dính nợ và báo lãi.

https://cafef.vn/doanh-nghiep-xay-dung-keu-kho-kho-khan-tram-be-cang-lam-cang-lo-20220629112226665.chn

Tin mới

Apple ấp ủ thiết kế "táo bạo" mừng 20 năm iPhone?
17 giờ trước
Apple đang chuẩn bị một cuộc "đại tu" lớn và đầy tham vọng cho iPhone vào năm tới, đúng dịp kỷ niệm 20 năm ra mắt chiếc điện thoại đã thay đổi thế giới.
Động thái 'lạ' của nhà vàng khi giá liên tiếp giảm
17 giờ trước
Sáng nay (8/4), nhiều doanh nghiệp kinh doanh nâng giá mua vào trong bối cảnh giá bán ra tiếp tục giảm. Giá vàng nhẫn cao hơn vàng SJC 300.000 - 400.000 đồng/lượng.
Thị trường ngày 8/4: Giá hàng hoá đồng loạt lao dốc, dầu thấp nhất gần 4 năm, vàng xuống mức trên 2.900 USD
17 giờ trước
Giá hàng hóa đồng loạt giảm mạnh trong phiên thứ Hai theo xu hướng chung của các thị trường rộng lớn do các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do cuộc chiến thương mại.
Máy rửa bát tốn nhiều điện nước hay không?
18 giờ trước
Chọn mua máy rửa bát là vấn đề được nhiều người quan tâm, cùng với đó, chi phí vận hành cho thiết bị này, đặc biệt là chi phí điện nước cũng là thắc mắc của rất nhiều người.
Sóng gió lại đến với dầu Nga: Giá bất ngờ lao xuống 50 USD/thùng, một động thái của OPEC khiến thị trường 'hỗn loạn'
19 giờ trước
Giá dầu Urals của Nga giảm mạnh xuống mức 50 USD/thùng trong thị trường dầu thô được đánh giá đang “cực kỳ hỗn loạn”.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.