Doanh nghiệp xây dựng khóc ròng

01/06/2021 11:29
Giá thép trong nước tăng tới 50% - 60% chỉ trong thời gian ngắn, nhiều nguyên vật liệu khác cũng tăng phi mã khiến các nhà thầu xây dựng lao đao.

Hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa tỉnh Nam Định mới đây đã gửi đơn kêu cứu đến lãnh đạo tỉnh này và các ban ngành liên quan để xin kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng hoặc tạm dừng thi công chờ bình ổn giá thép và các loại vật liệu xây dựng khác. Đây cũng là thực trạng mà rất nhiều DN xây dựng trên cả nước đang gặp phải.

Làm thì lỗ, không làm thì vi phạm hợp đồng

Trong đơn kêu cứu, hiệp hội này thông tin trong tổng giá trị công trình thì chi phí vật liệu đầu vào chiếm 60%, chi phí nhân công chiếm 20%, việc giá thép và các loại vật liệu khác tăng phi mã buộc DN xây dựng phải bù lỗ tới 600-700 triệu đồng cho những công trình xây dựng dân dụng và hạ tầng với giá trị khoảng 10 tỉ đồng. "Với những công trình thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hợp đồng trọn gói, đơn giá cố định, khi giá cả thị trường của các loại vật liệu xây dựng tăng cao khiến các DN xây dựng thực sự gặp rất nhiều khó khăn, rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, làm thì lỗ, không làm thì vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, nhiều DN phải tạm giãn tiến độ thi công để nghe ngóng thị trường" - hiệp hội này nêu thực tế.

Bên cạnh đó, việc bùng phát dịch Covid-19 cũng khiến một số DN xây dựng phải dừng thi công cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển kinh tế chung, nhất là các DN thương mại kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu không có đầu ra dẫn đến một lượng lớn nhân công không có việc làm và thu nhập.

Một nhà thầu lớn tại TP HCM cho biết đã lường trước việc tăng giá vật liệu xây dựng nhưng không nghĩ lại tăng mạnh như vậy, chỉ riêng giá thép đã tăng 50%-60% trong thời gian ngắn, DN thép liên tục gửi thông báo tăng giá bán thép. "Những nhà thầu lớn như chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, phải thương lượng lại giá, tiến độ với chủ đầu tư nhưng cũng khó đạt như kỳ vọng vì giá vật liệu đội lên quá nhanh và nhiều" - đại diện DN này than thở.

Ông Trương Đình Thi, Giám đốc Công ty Xây dựng Dori, cho biết dù không muốn nhưng chỉ trong 2 tháng qua, công ty đã buộc phải nhiều lần thay đổi chính sách giá và báo giá xây dựng cho khách hàng, mức điều chỉnh tăng khoảng 20%-30% giá trị hợp đồng. Nguyên nhân cũng vì giá thép và nhiều loại vật liệu xây dựng tăng quá mạnh. "Chưa kể, trong thời gian giãn cách xã hội, chúng tôi bắt buộc phải cho nhân công làm thay ca khiến tiến độ công trình bị kéo dài và chi phí chắc chắn sẽ tiếp tục đội lên. Nếu thuận lợi thì các chủ đầu tư không phạt chậm tiến độ vì lý do bất khả kháng. Tuy nhiên, với các công trình xây dựng, càng kéo dài càng tốn kém".

Thực tế, kết quả kinh doanh của một số công ty xây dựng lớn đã giảm mạnh trong quý I/2021. Điển hình, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Coteccons có lợi nhuận ròng 54,5 tỉ đồng (trong khi cùng kỳ năm ngoái 123 tỉ đồng). Đây là mức lợi nhuận theo quý thấp nhất từ trước đến nay của một trong những nhà thầu xây dựng lớn nhất Việt Nam này. Hay Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) cũng có kết quả kinh doanh quý I kém khả quan, lợi nhuận sau thuế đạt 23,6 tỉ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp xây dựng khóc ròng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp ngành xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn vì giá thép và các loại vật liệu xây dựng đồng loạt tăng cao Ảnh: Tấn Thạnh


Mong nhà nước hỗ trợ!

Tổng giám đốc một công ty đầu tư và xây dựng khác ở TP HCM cũng cho rằng ngoài câu chuyện giá vật liệu tăng, những yếu tố đầu vào khác cũng rất đáng lo ngại. "Hiện tại, giá xây dựng các công trình lớn đã tính theo tiêu chuẩn quốc tế, chỉ cần giá thế giới nhích lên là Việt Nam phải điều chỉnh nhưng nhà nước quy định phải chốt giá từ trước, vô tình tạo ra khó khăn cho DN xây dựng khi tham gia đấu thầu các công trình. Đáng nói là quy trình, thủ tục kéo dài càng làm khó cho hoạt động đấu thầu, gia tăng chi phí. Ví dụ, từ khâu duyệt dự toán đến đấu thầu và triển khai thực tế cũng mất một năm. Trong thời gian đó, chi phí nhân công bình quân đã tăng ít nhất 15%. Chưa kể, một số cơ chế hiện tại chưa hỗ trợ cho ngành xây dựng hoạt động thuận lợi, vì vậy nhiều DN khó trụ vững" - đại diện DN này nhấn mạnh.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Bình, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP HCM, cho rằng việc giá thép hiện nay tăng khoảng 50% so với năm ngoái đã tạo ra áp lực lớn cho nhà thầu xây dựng tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung. Khó khăn của các nhà thầu kéo dài sẽ gây thiệt hại chung cho kinh tế. Vì vậy, theo ông Hải, nhà nước cần có giải pháp nhằm làm giảm thiệt hại cho các nhà thầu, mà trước mắt là tìm cách hạ giá thép trong nước bằng việc xem xét giảm thuế nhập khẩu phôi thép để khuyến khích sản xuất thép trong nước thay vì cho nhập khẩu thép thành phẩm. Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét có hay không hoạt động thao túng giá, nếu có thì xử lý nghiêm nhằm tránh để các nhà sản xuất có liên quan bắt tay nhau, lợi dụng biến động giá thế giới để đẩy giá trong nước lên cao. "Nhà nước cũng cần hỗ trợ các đơn vị xây dựng lập quỹ bảo hiểm trượt giá dành riêng cho nhà thầu khi ký hợp đồng với chủ đầu tư. Bởi không phải lúc nào lý do tăng giá cũng được loại trừ nên đây chính là rủi ro lớn cho các đơn vị thi công" - ông Lê Viết Hải nói.

Ảnh hưởng tới giá nhà

Theo ông Nguyễn Xuân Tâm, một người chuyên xây và bán nhà tại TP HCM, giá thép đang trở thành nỗi ám ảnh của dân xây dựng và những người đầu tư nhà ở như ông. Giá thép đã khiến chi phí xây dựng thô tăng tới 30%, gây áp lực lớn đến những căn nhà mới mà ông sắp chào bán. Nhà ở phân khúc vừa túi tiền mà đội giá 200-300 triệu đồng là cả một vấn đề với chủ đầu tư lẫn khách hàng.

Tổng giám đốc một công ty bất động sản có dự án đang triển khai ở quận 8, TP HCM, cho biết tất cả thủ tục đều đã hoàn thành, kể cả giá bán dự kiến của sản phẩm, giờ chỉ chờ ngày khởi công nhưng chi phí đầu tư thực tế đã đội hơn 20% so với dự toán. Điều này buộc DN phải điều chỉnh giá chào bán nếu không sẽ cầm chắc thua lỗ. Trước áp lực đó, DN này dự báo giá nhà trong thời gian tới chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
50 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
10 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
25 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
13 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
2 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
20 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.