Độc đáo và hiếm có: Làng người Mông “3 không” ở tỉnh Lâm Đồng

14/03/2020 06:35
(Dân Việt) Chẳng váy áo sặc sỡ, chẳng uống rượu say xỉn cũng chẳng thuốc lá, người dân trong ngôi làng người Mông tại thôn 5 xã Rô Men (huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng) đã tạo nên điều khác biệt giữa núi rừng Tây Nguyên khi thực hiện nếp sống “3 không” theo hướng văn minh.

Từ TP.Đà Lạt (trung tâm của tỉnh Lâm Đồng), chúng tôi vượt qua những cung đường đèo dài theo Quốc lộ 27 để đến huyện nghèo Đam Rông - nơi có bản làng “3 không” của người Mông. Trước mắt chúng tôi là những triền đồi trắng xóa hoa cà phê đang bung nở, khí hậu mát mẻ, trong lành đến lạ.

Không rượu, không thuốc, không tệ nạn

doc dao va hiem co: lang nguoi mong “3 khong” o tinh lam dong hinh anh 1

doc dao va hiem co: lang nguoi mong “3 khong” o tinh lam dong hinh anh 2

Ông Giàng Seo Pao (bên phải) kể về những đổi thay ở thôn 5, xã Rô Men. Ảnh: Văn Long

"Thuốc lá thì rất độc hại rồi, ai cũng biết. Nó làm cho người hút và người hít phải khói thuốc đều bị bệnh về lâu dài. Rượu thì các ông chồng uống vào sẽ say xỉn, không lo làm ăn, lại còn đánh vợ, đánh con làm cho hạnh phúc gia đình bị rạn nứt. Vì thế nên mọi người phải nhận thức được rồi từ bỏ”.

Ông Giàng Seo Pao
(55 tuổi, thôn 5, xã Rô Men)

Từ trung tâm xã Rô Men, theo chân anh Trung - cán bộ văn hóa xã, chiếc xe máy của chúng tôi bon bon trên con đường nhựa bằng phẳng ở xã thứ hai về đích nông thôn mới của huyện Đam Rông. Dừng lại trước cổng chào của thôn 5, nơi có những điều đặc biệt mà phóng viên Báo Nông Thôn Ngày Nay mong muốn tìm hiểu, anh Trung giới thiệu:

“Đây, tiệm tạp hóa nằm ở đầu làng luôn, cũng là nhà của anh Trưởng thôn Sùng A Sáng (40 tuổi), người tôi đã liên hệ trước đó để anh em vào làng tìm hiểu thông tin”.  Khá cẩn thận, dù đã được cán bộ xã liên hệ trước nhưng anh Sáng vẫn hỏi những giấy tờ cần thiết của phóng viên trước khi làm việc.

Đã qua 9 năm làm trưởng thôn 5, anh Sáng là người hiểu rõ nhất những thay đổi cả về kinh tế, cuộc sống và ý thức của người dân trong vùng hơn ai hết. Được biết, người dân trong thôn đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, vì vậy, để gặp được khá khó, nếu được thì cũng rất muộn.

“Tất cả người dân trong làng đều từ phía Bắc vào đây, được Nhà nước tạo điều kiện tái định cư tại thôn 5, xã Rô Men này từ năm 2002. Những ngày đầu, cuộc sống rất khó khăn, nhưng đến nay nhờ người dân tiết kiệm, chịu khó và chính sách của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của người dân địa phương đã thay đổi đáng kể.

Người dân trong thôn không hề xảy ra việc uống rượu, bia, thuốc lá hay có tệ nạn xã hội. Đây là điều đặc biệt nhất ở trong thôn, nó cũng như quy ước đối với người Mông khi từ các vùng khác muốn vào đây sinh sống. Khi muốn định cư, trước hết họ phải tuân thủ các quy định cần thiết của Nhà nước, sau đó là phải cam kết không uống rượu, bia, tệ nạn xã hội” - anh Sáng vừa rót nước trà vừa chia sẻ cho phóng viên biết.

Là người con quê Bắc Hà (Lào Cai), gia đình sống tại bản địa vẫn giữ phong tục truyền thống uống rượu ngô, thổi khèn, làm mèn mén. Thế nhưng, từ khi vào Lâm Đồng lập nghiệp, anh Sáng và người dân địa phương cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với nơi ở mới.

“Mèn mén là món truyền thống của người Mông chúng tôi, tuy nhiên vì vào đây không có nhiều đất nên chỉ khi rảnh rỗi mới làm để gia đình ăn, món thịt gác bếp hay thắng cố cũng vậy, chỉ lễ, tết mới làm” - anh Sáng nói.

Không ra khỏi nhà sau 9 giờ tối

Dẫn phóng viên đi dọc con đường với chiếc cổng chào lớn với dòng chữ “Thôn văn hóa thôn 5”, trưởng thôn cho biết, tính đến cuối năm 2019, toàn thôn có 173 hộ với 789 nhân khẩu. Những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, cả thôn rất vui với các trò chơi như ném còn, cầu lông… Tuy nhiên, việc tụ tập rượu chè, thuốc lá thì không hề diễn ra, mọi người chỉ dùng nước ngọt.

“Cùng với nhận thức về cuộc sống lành mạnh, không rượu chè, thuốc lá, tệ nạn để xây dựng kinh tế gia đình, địa phương thì chúng tôi còn tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới. Được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, trong thôn đã có người dân hiến đất xây dựng nhà văn hóa thôn rộng hơn 1.500m2.

Hiện nay, các con đường trong thôn được bêtông hóa, không còn cảnh lội bùn mỗi khi mùa mưa đến cũng là nhờ Nhà nước, đặc biệt có 3 hộ dân đã hiến đất làm đường” - anh Sáng chia sẻ.

Điều khiến phóng viên thêm một lần ngạc nhiên nữa là tình hình an ninh trật tự tại địa phương cũng được đảm bảo tuyệt đối. Tại ngôi làng Mông này, sau 21h thì các thành viên trong gia đình sẽ trở về nhà mình và đi ngủ. Đặc biệt, nếu có người lạ đến chơi tại gia đình nào đó trong thôn, dù chỉ ở lại một đêm cũng phải báo với trưởng thôn và công an viên để làm thủ tục tạm trú, tạm vắng. Nếu không tuân thủ điều này, xảy ra chuyện gì vi phạm pháp luật, gia đình đó phải chịu trách nhiệm.

Ngồi trên chiếc ghế để ngoài sân đất, ông Giàng Seo Pao (55 tuổi, thôn 5, xã Rô Men) chia sẻ với phóng viên: “Trong thôn ai cũng vậy, chúng tôi đã nhận thức được tác hại của bia, rượu, thuốc lá, chính vì vậy mọi người đều xa lánh. Thuốc lá thì rất độc hại rồi, ai cũng biết. Nó làm cho người hút và người hít phải khói thuốc đều bị bệnh về lâu dài.

Rượu thì các ông chồng uống vào sẽ say xỉn, không lo làm ăn, lại còn đánh vợ, đánh con làm cho gia đình bị rạn nứt. Vì thế nên mọi người nhận thức được rồi từ bỏ”.

Hiện, gia đình ông Giàng Seo Pao có 1ha cà phê, tuy nhiên thời gian tới ông sẽ xen canh sầu riêng và bơ để có thêm thu nhập. Ông cùng vợ con vào Lâm Đồng sau những người khác trong thôn.

Từ năm 2004, ông cùng bạn vào tiểu khu 179 để kiếm đất lập nghiệp, thế nhưng địa điểm đó lại là đất rừng phòng hộ tại huyện Lâm Hà (thời điểm đó, huyện Đam Rông chưa được tách ra từ huyện Lâm Hà), vì vậy, chính quyền địa phương đã thành lập khu tái định cư và đưa người dân về thôn 5, xã Rô Men hiện tại để sinh sống.

“Quê ở Hà Giang thì đất đồi núi rất dốc, chỉ có ruộng bậc thang. Ở đó chỉ trồng mì để nuôi gà, nuôi lợn, không thể phát triển kinh tế được. Chính vì vậy, nhiều người đã đi tìm những vùng đất mới như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông để lập nghiệp. Những ngày đó, chúng tôi rất khó khăn, phải đi xin hạt thóc giống của đồng bào ở Đạ Tông về trồng, mà vẫn chẳng đủ ăn, còn phải lên rừng đào củ dong, kiếm dây mây đem đi bán để có thức ăn hàng ngày” - ông Pao nhớ lại thời gian khó khăn của cả làng.

Tuy khó khăn là thế nhưng với bản tính cần cù, tiết kiệm, ham học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế người dân thôn 5, xã Rô Men nói riêng và huyện nghèo Đam Rông nói chung đang dần đi lên, để lại dấu ấn đặc biệt.

Hiện, xã Rô Men và xã Đạ Rsal của huyện Đam Rông đã được công bố đạt chuẩn nông thôn mới, điều này cũng là sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Mông tại địa phương.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
8 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
6 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.685.247 VNĐ / tấn

18.91 UScents / lb

1.05 %

- 0.20

Cacao

COCOA

230.137.165 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

3.36 %

- 312.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.049.630 VNĐ / tấn

378.81 UScents / lb

1.95 %

- 7.52

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.290.493 VNĐ / tấn

986.50 UScents / bu

2.47 %

- 25.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.090.219 VNĐ / tấn

286.35 USD / ust

0.57 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
6 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
6 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
7 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
12 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.