Đối mặt khó khăn và nguy hiểm, đại gia bất ngờ báo hoãn họpicon

Một loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán đã quyết định hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nhiều NĐT lo ngại các doanh nghiệp có thể sẽ phải điều chỉnh mạnh kế hoạch 2020.

Một loạt doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán đã quyết định hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nhiều NĐT lo ngại các doanh nghiệp có thể sẽ phải điều chỉnh mạnh kế hoạch 2020.

Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố thông tin về việc Hội đồng quản trị (HĐQT) Sabeco ban hành Nghị quyết phê duyệt hoãn ngày tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 vào ngày 23/3 do lo ngại diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Theo nghị quyết, ĐHCĐ sẽ hoãn không quá ngày 30/6 hoặc ngày muộn nhất được cho phép theo quy định pháp luật, tức không quá 6 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính liền trước.

Hàng loạt doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán cũng thông báo tạm hoãn tổ chức ĐHCĐ lo ngại dịch Covid-19 có thể lan rộng.

Công ty Cổ phần Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố thông tin về việc gia hạn họp ĐHCĐ thương hiện 2020. Thời gian tổ chức lại ĐHCĐ muộn nhất là ngày 30/6.

Đối mặt khó khăn và nguy hiểm, đại gia bất ngờ báo hoãn họp
Sabeco hoãn đại hội đồng cổ đông 2020.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài cũng hoãn ĐHCĐ dự kiến tổ chức vào 27/3, Chứng khoán Sài Gòn SSI của ông Nguyễn Duy Hưng và Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) của ông Trương Gia Bình cũng hoãn ĐHCĐ và chuyển sang thời gian thích hợp.

Một loạt doanh nghiệp khác cũng công bố gia hạn thời gian tổ chức ĐHCĐ thường niên 2020 như HPX, LDG, AMV, VCS, VTO và cho hay ĐHCĐ sẽ diễn ra chậm nhất vào cuối tháng 6/2020. Riêng VCS lùi lại và dự kiến diễn ra vào ngày 27/4.

Quyết định lùi ngày họp ĐHCĐ của các doanh nghiệp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch vẫn được kiểm soát nhưng chính phủ đang nỗ lực kiềm chế các nguồn bệnh có thể lây lan. Chính quyền khuyến cáo hạn chế tụ tập đông người để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Đại dịch Covid-19 được cho là đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp rượu bia, giao thông vận tải,...

Cổ phiếu Sabeco (SAB) đã giảm khoảng 50% trong vòng 8 tháng qua, từ mức 280.000 đồng/cp xuống còn 141.100 đồng (tính tới cuối 17/3). Con so với mức giá đỉnh cao 320.000 đồng/cp thì mức giảm còn lớn hơn.

Với tác động kép từ quy định hạn chế tác động rượu bia và dịch Covid-19, Sabeco đã mất gần 40% giá trị. Trước đó, hồi cuối 2017 tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi đã chi gàn 5 tỷ USD mua 53% cổ phần, nhưng giá trị của toàn bộ doanh nghiệp Sabeco hiện chỉ còn chưa tới 3,9 tỷ USD.

Sabeco cũng là doanh nghiệp chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong số các cổ phiếu lớn trên TTCK tính từ Tết tới nay. Ngoài ra nhiều cổ phiếu khác cũng giảm mạnh như Vietnam Airlines (HVN), PV GAS, VietJet, Bảo Việt, VEAM, BIDV, Hòa Phát,... Các cổ phiếu này đều giảm từ 20-35% trong một thời gian ngắn qua.

Các nhà đầu tư lo ngại nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 lần này sẽ phải điều chỉnh giảm mạnh kế hoạch kinh doanh. Việc lùi ĐHCĐ không chỉ là để tránh tụ tập đông người mà còn giúp các DN có thời gian để phân tích, đánh giá để đưa ra kế hoạch năm.

Đối mặt khó khăn và nguy hiểm, đại gia bất ngờ báo hoãn họp
Tỷ phú Thái chi phối Sabeco

Bia Sài Gòn Miền Trung (SMB) gần đây lên kế hoạch lãi trước thuế năm 2020 sụt giảm 40% so với năm 2019. Doanh thu giảm 5%. Giá cổ phiếu SMB giảm khoảng 30% so với đỉnh cuối năm 2019.

Nhiệt điện Phả Lại (PPC) cũng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2020 chưa bằng một nửa so với 2019.

Theo một báo cáo của VDSC gần đây cho thấy, khoảng 15% các doanh nghiệp logistics Việt Nam tính doanh thu giảm 50% so với năm 2019; hơn 50% doanh nghiệp ước tính số lượng dịch vụ logistics (trong nước và quốc tế) giảm từ 10-30% so với năm 2019.

Nhiều DN bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay do đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), chỉ số VN-Index quay đầu tăng nhẹ hơn 4 điểm lên gần 750 điểm.

Chứng khoán Việt Nam hồi phục nhẹ sau khi chứng khoán Mỹ đêm qua tăng 1.000 điểm nhờ thông tin về chính sách tài khóa hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân nước Mỹ. Trước đó, chứng khoán Mỹ đã có nhiều phiên giảm điểm rất sâu do lo ngại tác động của dịch Covid-19 và triển vọng u ám của nền kinh tế số 1 thế giới.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Theo BSVS, VN-Index lần thứ hai kiểm định thành công vùng hỗ trợ 710-740 điểm trong phiên hôm qua. Chỉ số dự báo sẽ tiếp tục có các nhịp rung lắc để kiểm định vùng điểm này trong phiên kế tiếp. Dù vậy, với việc nhiều nhóm cổ phiếu đang rơi vào trạng thái quá bán mạnh giúp BVSC tiếp tục kỳ vọng vào khả năng thị trường sẽ sớm xuất hiện nhịp hồi phục tăng điểm từ vùng hỗ trợ trên. Điểm tiêu cực hiện tại vẫn là những diễn biến bất ngờ của dịch Covid-19 và áp lực bán ròng liên tục của khối ngoại. Ngoài ra, hai phiên cuối tuần này sẽ là thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 3/2020 và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs diễn ra. Do đó, thị trường có thể sẽ chịu biến động mạnh trong những phiên cuối tuần.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/3, VN-Index giảm 2,08 điểm xuống 745,78 điểm; HNX-Index tăng 1,1 điểm lên 100,72 điểm. Upcom-Index tăng 0,16 điểm lên 50,31 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 5,0 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
2 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
2 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
3 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
3 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.