Mới đây, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu đã đề xuất về lệnh cấm hoạt động đi lại, nhập cảnh trong trường hợp không cần thiết đối với khách du lịch trong 1 tháng. Đây là động thái quyết liệt mới nhất của châu Âu được đưa ra để giảm bớt số lượng người di chuyển đến khu vực này.
Yêu cầu này sẽ được áp dụng bởi 3 quốc gia, giới chức châu Âu kỳ vọng Anh và Ireland cũng chấp nhận đề xuất này. Nếu các chính phủ thực hiện bước đi trên thì đây có thể là một trong những yêu cầu hạn chế việc di chuyển nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay, nhằm ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Ursula von der Leyen – Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, phát biểu trong một đoạn video đăng tải trên Twitter: "Chúng ta cần mạnh tay hơn nữa để giảm bớt áp lực đối với hệ thống y tế." Bà cho biết thêm, chính phủ các quốc gia châu Âu sẽ phải phê duyệt lệnh hạn chế đi lại. Các nhà ngoại giao, hoạt động vận chuyển hàng hoá cá nhân và bất kỳ ai hỗ trợ các cơ sở y tế đều được tự do di chuyển.
Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh ngày càng nhiều thành viên trong khối thực hiện các bước nhằm hạn chế hoạt động đi lại và việc nhập cảnh của người dân đến các khu vực bị ảnh hưởng. Bà von der Leyen cho biết, hoạt động đi lại giữa châu Âu và Anh sẽ được phép thực hiện.
Tuần trước, Mỹ cũng ban hành lệnh đình chỉ nhập cảnh đối với người nước ngoài đến từ 26 quốc gia châu Âu trong 30 ngày. Sau đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đưa thêm Anh và Ireland vào danh sách trên.
Những lệnh hạn chế được ban hành đã gây ảnh hưởng nặng đến các hãng hàng không – vốn đã phải chật vật khi cắt giảm số lượng dịch vụ, hay như hãng Austrian Airlines phải ngừng khai thác dịch vụ hoàn toàn. Hiện tại, các hãng hàng không đang kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ.
Hiện tại, Đức là quốc gia châu Âu thứ hai đóng cửa biên giới, trong nỗ lực hạn chế sự lây lan của Covid-19, khi số lượng ca tử vong tại khu vực này tăng mạnh chỉ trong 1 đêm. Ngày 16/3, Đức sẽ đóng cửa biên giới với Áo, Thuỵ Sĩ, Pháp, Luxembourg và Đan Mạch. Chỉ công dân Đức, những người cư trú và làm việc tại quốc gia, hoặc một nước láng giềng và ngược lại, hoặc vận chuyển hàng hoá, mới có thể đi qua biên giới Đức.
Dù Berlin không phải là thủ đô đầu tiên của châu Ân ban hành lệnh hạn chế đi lại qua biên giới, nhưng động thái này lại đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của Thủ tướng Angela Merkel. Khi ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu năm 2015, bà Merkel vẫn giữ chính sách mở cửa biên giới. Phát biểu hôm thứ Tư tuần trước, bà kêu gọi tất cả các nước châu Âu phối hợp thực hiện những biện pháp của họ thay vì hành động đơn phương.
Ngoài Đức, hiện đã có 7 quốc gia châu Âu áp đặt lệnh kiểm soát tại biên giới, đó là Áo, Cộng hoà Séc, Đan Mạch, Hungary, Lithuania, Ba Lan và Thuỵ Sĩ. Italy và Tây Ban Nha đang phong toả toàn bộ quốc va. Bồ Đào Nha đang cân nhắc hạn chế lượng khách du lịch từ vùng biên giới đất liền với Tây Ban Nha.
Các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, quyết định áp đặt các lệnh hạn chế tại biên giới đang khiến nhiều người tại EU bất ngờ.