Cụ thể, tại gói XL1 thi công, xây dựng đoạn Km0+00 – Km40+500 thuộc dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận. Gói thầu bao gồm cả khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công có giá dự toán gần 1.605 tỷ đồng.
Ngày 31/1/2024, gói thầu được phê duyệt cho Liên danh 5 nhà thầu, trong đó Công ty CP Hải Đăng giữ vai trò liên danh chính, các nhà thầu phụ gồm Công ty CP Đầu tư phát triển HUGIA; Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng Khang Nguyên; Công ty CP công trình Long Hưng; Công ty CP Tập đoàn Thành Huy.
Liên danh nêu trên trúng thầu với 77,5 điểm kỹ thuật, giá trúng thầu là 1.604 tỷ đồng.
Gói tiếp theo Công ty CP Hải Đăng trúng trong năm 2024 là XL1 thi công xây dựng Nút giao Tân Vạn đoạn từ Km25+990 đến Km28+383. Gói thầu này nằm trong Dự án thành phần 5-Xây dựng đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại liên danh này, Công ty CP Hải Đăng là nhà thầu phụ cùng với Công ty CP Xây dựng Đèo Cả; Công ty CP xây lắp thương mại Delta; Công ty CP Xây dựng hạ tầng Bắc Trung Nam; Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam; Công ty CP Xây dựng và đầu tư 492. Doanh nghiệp giữ vai trò liên danh chính là Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả. Liên danh đạt 94,5 điểm kỹ thuật và trúng thầu với giá trị 1.831 tỷ đồng.
Gói XL thi công xây dựng toàn tuyến thuộc dự án Đầu tư nâng cấp mặt đường tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi trên địa phận thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang. Giá dự toán của gói thầu này là 709 tỷ đồng.
Theo kết quả mở thầu, gói XL có 2 liên danh nhà thầu tham gia, trong đó Công ty CP Hải Đăng giữ vai trò chính trong liên danh với Công ty CP Công trình Giao thông Sài Gòn (Hải Đăng – Sài Gòn).
Đối thủ của Hải Đăng – Sài Gòn là liên danh 4 nhà thầu BMT – 703 – Thành Huy – Infrasol. Nếu vượt qua liên danh đối thủ, Công ty CP Hải Đăng sẽ đồng thời giữ vai trò liên danh chính tại 2 gói thầu lớn trong năm 2024.
Được biết, Công ty CP Hải Đăng thành lập tháng 11/2008 tại phường An Khánh, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Người đại diện pháp luật là Tổng Giám đốc Đỗ Đức Bình, Chủ tịch HĐQT của Hải Đăng là ông Thái Trường Giang.
Cuối năm 2020, Công ty CP Hải Đăng có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó ông Thái Trường Giang sở hữu 99,4% tỷ lệ sở hữu; cổ đông Lê Thị Thu Vân sở hữu 0,3%. Tháng 7/2021, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng, sau đó đến tháng 6/2023, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 700 tỷ đồng.
Trước đó, vụ án liên quan đến các tội danh hối lộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An được Dân Việt thông tin.
Công ty CP Hải Đăng là một trong những đối tác thường xuyên của Tập đoàn Thuận An ở nhiều gói thầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Trong đó đáng chú ý là dự án cầu Đồng Việt tại tỉnh Bắc Giang, bởi dự án này vướng vào nhiều sai phạm bị Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra.
Ngoài ra liên danh Thuận An – Hải Đăng còn "bắt tay" trong thầu hơn 300 tỷ đồng thi công Dự án ĐT.&93 và cầu Suối Núc, kênh Tân Hưng, suối Ky Tây Ninh do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông tỉnh Tây Ninh làm chủ đầu tư;
Gói XL05 dự án cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên trị giá hơn 561 tỷ đồng; gói xây dựng nút giao hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ giá trị 262 tỷ đồng; Gói thầu hơn 236 tỷ đồng thi công hầm chui HC2 và trạm bơm tại thành phố Hồ Chí Minh.