Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu?

23/10/2018 08:13
Theo các nghiên cứu của Moody's, có thể dựa vào phản ứng của thị trường trái phiếu và các thống kê để đánh giá khả năng thu hồi nợ của TCM.

Trong khi hoạt động kinh doanh đang diễn ra hết sức thuận lợi, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) bỗng gặp phải tin xấu khi khách hàng lớn tại Mỹ là Tập đoàn bán lẻ Sears Holdings đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá Sản Mỹ.

Cùng với việc xin bảo hộ phá sản của Sears là 49 công ty con bao gồm hai công ty là Sears, Roebuck and Co. và Kmart Corporation đang có giao dịch mua hàng với TCM.

TCM cho biết 2 công ty này đóng góp khoảng 7% doanh thu của công ty. Điều đáng ngại là TCM có các khoản phải thu trị giá 95,5 tỷ đồng và nhiều khả năng TCM sẽ phải trích lập dự phòng phải thu đối với khoản nợ này.

Vấn đề đặt ra lúc này là việc Sears phá sản sẽ tác động như thế nào cũng như khả năng thu hồi nợ.

Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu? - Ảnh 1.

Khoản phải thu đối với Sears tương đương lãi ròng quý 3/2018 của TCM

Phá sản không hẳn là dừng hoạt động

Luật Phá sản Liên bang quy định một công ty có thể đệ đơn xin phá sản theo Chương 11 hoặc Chương 7. Khi nộp đơn theo Chương 11, công ty có thể thực hiện việc thương lượng và tái cấu trúc. Ban quản lý vẫn tiếp tục vận hành công ty tuy nhiên tất cả các quyết định quan trọng từ ngày nộp đơn xin phá sản sẽ phải được phê duyệt bởi tòa án phá sản.

Khi nộp đơn theo chương 7, công ty sẽ ngừng toàn bộ các hoạt động và đóng cửa hoàn toàn doanh nghiệp. Một ủy ban sẽ được chỉ định để thanh lý toàn bộ tài sản của công ty và sử dụng số tiền đó để trả nợ.

Theo quy định của Luật Phá sản Hoa Kỳ, thứ tự ưu tiên thanh toán đối với các bên liên quan như sau:

+ Ưu tiên 1: Các khoản chi phí liên quan đến quá trình phá sản.

+ Ưu tiên 2: Các khoản nợ có tài sản đảm bảo ví dụ như trái phiếu hoặc các khoản vay ngân hàng có tài sản thế chấp.

+ Ưu tiên 3: Các khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bao gồm lương nhân công, thuế, các nhà cung cấp và trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Trong đó, lương nhân công sẽ được ưu tiên.

+ Ưu tiên 4: chủ sở hữu của công ty hay các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.

Khả năng thu hồi nợ của TCM

Tại kỳ công bố báo cáo tài chính gần nhất kết thúc vào ngày 4/8/2018 thì Sears đang có tổng tài sản là 6,94 tỷ USD trong khi đang nợ 11,4 tỷ USD. Tình hình kinh doanh vốn đã sa sút và thua lỗ từ nhiều năm nay. Điều này gần như đồng nghĩa với việc giá trị dài hạn của cổ phiếu Sears tức nhóm ưu tiên thứ 4 là 0.00.

TCM hiện nay đang thuộc nhóm ưu tiên số 3 tức là các khoản nợ không có tài sản thế chấp. Hiện nay không có đủ thông tin cụ thể để đánh giá về việc nhóm ưu tiên này tuy nhiên có thể dựa vào phản ứng của thị trường trái phiếu và các thống kê để đánh giá khả năng thu hồi nợ của TCM.

Theo Moddy’s Investor Service từ việc nghiên cứu 1.000 vụ phá sản ở Mỹ, tỷ lệ thu hồi nợ trung bình của trái phiếu không đảm bảo (Unsecured Bonds) là 48%.

Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu? - Ảnh 2.

Việc thu hồi phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hiện nay trái phiếu của Sears đang được giao dịch như sau:

Tất cả các trái phiếu này đều là trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Hầu hết các trái phiếu doanh nghiệp không liên quan trực tiếp đến vốn chủ sở hữu đang giao dịch ở mức 30 cents trên 1 USD tuy nhiên các trái phiếu này lại thuộc nhóm ngành tài chính. Trái phiếu đáo hạn vào ngày 15/10/2019 là trái phiếu được phát hành trong ngành bán lẻ lại đang được giao dịch ở mức 10 cents trên 1 USD.

Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu? - Ảnh 3.

Cũng theo Moddy’s Investor Service, khoản tiền có thể thu hồi dựa trên giá trái phiếu giao dịch được thống kê như sau:

Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu? - Ảnh 4.

Dựa trên thông tin trên, có thể ước lượng với mức giá 10 cents/1 usd, 20% là lượng tiền mà các nhà đầu tư tổ chức ở Mỹ đang tính toán là số tiền họ có thể thu hồi được ở trái phiếu không bảo đảm của Sears. Điều này có thể tương đương với việc TCM có thể kỳ vọng thu hồi được ở mức 20% số tiền phải thu ở hai công ty con của Sears.

Kết hợp cả 2 nghiên cứu của Moody's, khả năng thu hồi của TCM sẽ vào khoảng 20-48% số phải thu. Tất nhiên, mất bao lâu để thu hồi và con số chính xác là bao nhiêu thì phải dựa vào quyết định cuối cùng của tòa án phá sản Mỹ trong trường hợp công ty phải thanh lý.

Tuy nhiên, Sears đang đệ đơn phá sản theo chương 11 tức là hiện nay công ty vẫn đang còn hoạt động. Đồng thời tòa án phá sản đã phê chuẩn cho Sears có thể vay mượn thêm 300 triệu USD để tiếp tục hoạt động trong mùa lễ sắp tới cùng với lời hứa 300 triệu đô từ Mr. Lampert, quản lý quỹ đầu tư và cũng là CEO của Sears trước ngày phá sản, Sears vẫn còn một cơ hội cuối cùng để xoay ngược tình thế và qua đó có thể thanh toán các khoản nợ của TCM.

Việc Sears có thể thoát khỏi việc thanh lý toàn bộ tài sản hay không rất có thể sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong dịp lễ cuối năm.

Ảnh hưởng đối với TCM

Với lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3 là 96,4 tỷ đồng thì ảnh hưởng của việc Sears phá sản đối với TCM là có tuy nhiên sẽ không có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của TCM trong dài hạn.

Việc hai công ty của Sears chiếm 7% doanh thu của công ty dự đoán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty cả trong ngắn hạn và dài hạn vì công ty đang hoạt động hết công suất và phải gia công ngoài do đó việc tìm kiếm đối tác mới để thay thế nguồn thu này trong tình hình vĩ mô thuận lợi như hiện nay có thể đánh giá là không khó. Tất nhiên khả năng mất phần lớn số tiền phải thu từ hai công ty con là điều không cổ đông nào của TCM mong đợi.

Ngoài hai công ty con của Sears, hiện nay TCM cũng đang có một khoản phải thu đang lớn dần đối với một công ty khác ở Mỹ là Eddie Bauer LLC. Đầu năm 2018, số tiền phải thu ngắn hạn là 44,2 tỷ đồng đến cuối quý 3 thì con số này là 167,8 tỷ đồng.

Eddie Bauer LLC là công ty đã từng đệ đơn phá sản vào năm 2009 và được mua lại bởi Golden Gate Capital. Những năm gần đây, Eddie Bauer LLC đã cố gắng bán công ty nhiều lần nhưng không thành công.

Vào ngày 7/6/2018, Golden Gate đã kết hợp Eddie Bauer LLC và PacSun (một công ty khác cùng ngành) thành PSEB Group nhằm nỗ lực vực dậy cả hai công ty này. Mặc dù thông tin tài chính cụ thể của công ty không được công bố để có thể có nhận định cụ thể hơn, TCM có lẽ nên thận trọng hơn với các bước đi của mình tiếp theo với Eddie Bauer LLC. Trong ngắn hạn, sau khi sát nhập sẽ khó có rủi ro tuy nhiên về dài hạn, PSEB Group có hoạt động hiệu quả hay không trong khi các khoản phải thu đang tăng rất nhanh là một điều đang lưu ý.

Góc nhìn về việc Sears phá sản, hành động của TCM và bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu

Sự kiện Sears đệ đơn phá sản lên tòa án Mỹ đã được giới phân tích nhận định không phải là Sears có phá sản hay không mà là khi nào? Việc Sears phá sản gần như là chắc chắn đối với rất nhiều doanh nghiệp ở Mỹ bao gồm nhiều nhà cung cấp cho Sears.

Phần lớn các nhà cung cấp này đã có các thỏa thuận tốt hơn với Sears bao gồm việc trả tiền hàng trước hoặc có tài sản thế chấp nên việc Sears phá sản không có tác động lớn đến các hãng này. Có lẽ việc lựa chọn đối tác một cách cẩn trọng và có các điều khoản an toàn sẽ quan trọng hơn việc bán được hàng qua Mỹ.

Ngay sau khi Sears phá sản và có thông báo đến TCM, ban lãnh đạo TCM đã ngay lập tức có thông báo rất chi tiết là hành động quản lý doanh nghiệp rất chuyên nghiệp. Hy vọng doanh nghiệp TCM nói riêng thu hồi được các khoản phải thu và các doanh nghiệp xuất khẩu ở nước ta nói chung phòng tránh được các vấn đề tương tự.

Đối tác Mỹ phá sản với khoản nợ gần 100 tỷ của TCM: Khả năng thu hồi là bao nhiêu? - Ảnh 5.

Cổ phiếu TCM đã giảm sàn trong phiên 22/10

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
9 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
8 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
7 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
6 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.