Đối thoại với nông dân: Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề 'trước khi gieo hạt'

09/04/2018 14:50
Mở đầu cuộc đối thoại với nông dân hôm nay (9/4), Thủ tướng nêu rõ, điều quan trọng nhất của cuộc đối thoại là tháo gỡ trực tiếp những vấn đề khó khăn cho nông dân và bày tỏ băn khoăn về một số thực trạng hiện nay như tại sao nông dân chưa giàu lên? Vì sao còn nhiều vướng mắc? Những vướng mắc cụ thể là gì?

Và tại sao có đến 70% người dân sống ở nông thôn, chiếm trên 43% lao động nhưng chỉ đóng góp cho GDP khoảng 18%? Nguyên nhân là do năng suất lao động thấp?...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, còn nhiều vấn đề đặt ra trong ngành nông nghiệp như thị trường, vốn và đất đai, công nghệ, đầu vào cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

“Hôm nay, các thành viên Chính phủ sẵn sàng trả lời những câu hỏi của nông dân; đồng thời đưa ra, tạo ra những thể chế, chính sách mới”, Thủ tướng chia sẻ và mong muốn qua cuộc đối thoại, sẽ có lời giải cho những bài toán nêu trên.

Trước khi gieo hạt, cần hỏi thị trường ở đâu

Là người đầu tiên đặt câu hỏi, nông dân Tăng Xuân Trường, thôn Phúc Tân, xã Gia Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, chủ cơ sở chế biến nông sản Hưng Yên, đơn vị mà Thủ tướng đến thăm ngay trước khi bước vào cuộc đối thoại, nêu vấn đề về tình trạng dư thừa nông sản. Có nơi, người nông dân phải nhổ bỏ củ cải, su hào hay thậm chí đốt bỏ cả mía. Hay gần đây, ngay tại Đà Lạt, các mặt hàng nông sản như khoai tây, hành tây cũng đang xuống giá. Đó là một thực tế rất đáng buồn đối với ngành nông nghiệp nước ta.

Anh cho biết, bản thân vừa là người sản xuất vừa là người làm thương mại xuất khẩu rau củ khá lâu nên nhận thấy điểm yếu lớn nhất của mình là khâu tổ chức sản xuất.

Chia sẻ với anh Tăng Xuân Trường, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi thăm cơ sở sản xuất của anh với quy mô lớn và cho rằng, sự thành công của anh Trường cũng là thành quả lớn mà ngành nông nghiệp Việt Nam đã gây dựng được. Có thể khẳng định chưa bao giờ nông nghiệp có được thành quả lớn như thế, còn những việc nhỏ lẻ như su hào, củ cải, mía chỉ là hiện tượng cục bộ, không phải là tình trạng chung của nông nghiệp cả nước. Từ nông thôn tới đồng bằng, miền núi tới miền xuôi sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị cao. Nhưng ở đâu đó, vào thời điểm nào đó, vẫn xuất hiện tình trạng được mùa mất giá nông sản và chúng ta phải tìm cách khắc phục.

Đối thoại với nông dân: Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề trước khi gieo hạt - Ảnh 1.

Đại diện công ty Hưng Việt đặt câu hỏi tại buổi đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Thủ tướng cho biết, hiện nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ ngành liên quan đang tiếp tục hoàn thiện chính sách, chỉnh sửa và bổ sung Nghị định 210 về thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp với kỳ vọng chính sách mới này sẽ tạo động lực giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

“Vừa qua, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đi làm việc ở đâu cũng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam để quảng bá sản phẩm”, Thủ tướng nhấn mạnh việc tìm các thị trường tiêu thụ mới có ý nghĩa quan trọng để giải quyết tình trạng này.

“Tuy nhiên, khi sản xuất cái gì đó thì câu hỏi đặt ra là thị trường ở đâu chứ không phải chỉ sản xuất cái anh có mà phải là sản xuất cái thị trường cần”. Nhưng, bây giờ, với hàng triệu hộ dân mà tự sản, tự tiêu, tự tìm thị trường thì khó, cho nên, các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã cùng tham gia với bà con là rất quan trọng. Do đó, cần sự phối hợp giữa 6 nhà: Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà băng và nhà phân phối, nếu tách ra là không thành công. Cần xây dựng quy hoạch theo vùng, sản xuất phù hợp với năng lực, điều kiện địa phương chứ không phải làm ào ào.

Một vấn đề nữa các nông dân quan tâm là vay vốn sản xuất. Từng có gần 34 năm hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, anh Tô Hiến Thành (Bắc Giang), cho biết, trong những khó khăn mà anh gặp phải thì có khó khăn về vốn. Để duy trì sản xuất, anh phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, thậm chí phải vay tín dụng đen với lãi suất cao gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Anh muốn biết Chính phủ có chính sách gì hỗ trợ giảm lãi suất cho vay nông nghiệp được không? Chính phủ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng tín dụng đen ở nông thôn?

Cùng quan điểm, anh Võ Quan Huy (Long An) bày tỏ khó tiếp cận khoản vốn vay ưu đãi từ phía ngân hàng.

Đối thoại với nông dân: Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề trước khi gieo hạt - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời các câu hỏi tại buổi đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Cảm ơn các câu hỏi mà nông dân đưa ra đề cập đến vấn đề cấp bách hiện nay, Thủ tướng giao Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trả lời với tinh thần trách nhiệm cao nhất, cải cách tốt nhất xem vì sao không vay được? "Có thể đề xuất với Chính phủ, với Thủ tướng Chính phủ nâng hạn mức vay thế chấp như thế nào? Rồi có thể thế chấp đất đai, tài sản trên đất để vay được không?”. Bên cạnh đại diện Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng đề nghị đại diện Ngân hàng NN&PTNT trả lời, giải quyết để làm sao không còn tình trạng tín dụng đen.

Phó Thống đốc cho biết, sẽ trực tiếp làm việc cùng anh Thành, anh Huy và các ngân hàng thương mại trong tuần tới để giải quyết những vướng mắc mà các anh đang gặp phải.

Theo Phó Thống đốc, cái khó mà người dân không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng có lý do là tính minh bạch thông tin của người dân. Chính vì thông tin không minh bạch rõ ràng nên các ngân hàng không thể cho vay, bởi rất nhiều người vay vốn nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khiến các ngân hàng siết chặt quy định cho vay.

“Mỗi năm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng đã gây thiệt hại hơn 2 tỷ USD với ngành nông nghiệp. Một trong những lý do là chức năng quản lý còn bị buông lỏng, việc điều tra, xử lý còn chậm. Xin Thủ tướng cho biết Chính phủ có biện pháp gì để dẹp nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng hiện nay bởi đây chính là nguyên nhân gây thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp hiện nay?”, nông dân Nguyễn Văn Thế (Hưng Yên) nêu câu hỏi.

Giao Bộ trưởng NN&PTNT trả lời câu hỏi này, Thủ tướng cho biết thêm, đã chỉ đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 xử lý quyết liệt vấn đề này và mong muốn người dân cùng phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng biết cơ sở buôn bán, sản xuất, tiêu thụ phân bón giả để xử lý nghiêm.

Đối thoại với nông dân: Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề trước khi gieo hạt - Ảnh 3.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu


“Chúng tôi đã thấy rất rõ vấn đề…”

Sau hơn 2 tiếng rưỡi đối thoại với nông dân, “chốt” lại các vấn đề, Thủ tướng đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục tập hợp các ý kiến của các đại biểu để từ đó hình thành các cơ chế, chính sách. “Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướn g Vũ Đức Đam, các Bộ trưởng, Thứ trưởng có mặt hôm nay rất lắng nghe và sẽ có cuộc họp tiếp thu các vấn đề đặt ra từ cuộc đối thoại này”, Thủ tướng nói và khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn coi nông nghiệp là mặt trận quan trọng. Thời gian qua, nông nghiệp đạt thành quả rất lớn nhưng chúng ta cũng thấy rõ chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Vẫn còn một bộ phận người nông dân đời sống còn bấp bênh. Còn tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Năng suất, sức cạnh tranh còn thấp. Xây dựng nông thôn mới ở nhiều nơi còn tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân.

“Chúng tôi thấy rất rõ vấn đề này chứ không phải chỉ bệnh thành tích một chiều đối với nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân Việt Nam, để nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn nữa đối với 70% người dân sống ở nông thôn và 43% lao động ở nông thôn hiện nay”, Thủ tướng nói.

Với tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ tầm nhìn xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Cho rằng khiếu kiện ở nông thôn còn nhiều, chủ yếu liên quan đến sử dụng, thu hồi đất, Thủ tướng nhấn mạnh cần làm tốt hơn công tác này, nhất là tăng cường đối thoại, để giữ gìn bình yên ở nông thôn. “Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch huyện, xã phải dành thời gian đối thoại với nông dân, chứ không chỉ Thủ tướng và các Bộ trưởng, để giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân, giải thích, giải đáp cho người nông dân về chủ trương, chính sách của chúng ta”.

Đối thoại với nông dân: Thủ tướng lưu ý nhiều vấn đề trước khi gieo hạt - Ảnh 4.

Thủ tướng tặng quà cho 30 nông dân tiêu biểu tham dự cuộc đối thoại - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Bên cạnh đó, cần tập trung quyết liệt triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển chế biến sâu, sản phẩm mới, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở khu vực nông thôn. Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Nhấn mạnh việc giải quyết căn bản vấn đề tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng bị động, dư thừa sản phẩm, phải giải cứu như thời gian qua. Thủ tướng cho rằng, trong quá trình tổ chức sản xuất, ngay người nông dân “phải đặt vấn đề tiêu thụ ở đâu, tiêu thụ bao nhiêu, chất lượng thế nào, bao bì, mẫu mã làm sao?”.

Muốn làm được điều đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường cải cách hành chính, cải cách thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư trong nông nghiệp, phải sát cơ sở hơn, phải lắng nghe hơn để tháo gỡ các vướng mắc, nhất là những yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu giả, chất lượng kém, an toàn vệ sinh thực phẩm kém, vốn liếng khó khăn, thị trường tù mù…

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm sâu sắc hơn nữa đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Thủ tướng tặng quà cho 30 nông dân tiêu biểu tham dự cuộc đối thoại.


Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
2 giờ trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
3 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
3 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.512.749 VNĐ / tấn

1,010.10 UScents / bu

0.14 %

- 1.40

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.156.613 VNĐ / tấn

288.70 USD / ust

0.28 %

+ 0.80

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
5 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
8 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
9 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
1 ngày trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.