Đối thủ của VinShop trong cuộc đua bán lẻ B2B: Gọi vốn hơn 600 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Ấn Độ, nhưng founder vướng vào cuộc chiến pháp lý kéo dài 2 năm với công ty cũ

19/07/2021 08:33
Telio đã gọi vốn 26,5 triệu USD từ quỹ đầu tư Sequoia (Ấn Độ) với kế hoạch phát triển nền tảng B2B gia tăng tính hiệu quả cho bán lẻ truyền thống.

Theo số liệu của Nielsen, 3/4 thị phần bán lẻ Việt Nam nằm trong tay các tiệm tạp hóa và chợ truyền thống.

Tháng 10/2020, One Mount Group (thuộc Vingroup) xây dựng nên nền tảng VinShop để hỗ trợ các chủ cửa hàng tạp hóa tiếp cận nguồn hàng phong phú, giá cả minh bạch và các ưu đãi hấp dẫn (mô hình B2B). Giải pháp này được kỳ vọng nâng cao hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng, giúp khắc phục những điểm yếu hiện tại trong luồng phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tiệm tạp hóa.

Ngay thời điểm ra mắt, Vingroup đã thu hút được 20.000 đối tác là các cửa hàng tạp hóa tại Hà Nội và TP HCM. Con số cập nhật đến hết quý 1/2021 là hơn 61.000. VinShop kết hợp với VinID tạo thành mô hình B2B2C đầu tiên trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Nhưng trước đó một năm, Telio đã được thành lập với mô hình kinh doanh tương tự. Số lượng đối tác của Telio thời điểm hiện tại xấp xỉ 25.000 cửa hàng tạp hóa trên 16 tỉnh thành, tập trung vào các nhóm hàng tiêu dùng - gia dụng - thiết bị y tế.

Đối thủ của VinShop trong cuộc đua bán lẻ B2B: Gọi vốn hơn 600 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Ấn Độ, nhưng founder vướng vào cuộc chiến pháp lý kéo dài 2 năm với công ty cũ - Ảnh 1.

Theo đăng ký kinh doanh mới nhất, vốn điều lệ của Telio đạt 550 tỷ đồng, toàn bộ là vốn nước ngoài. Telio cho biết được quỹ Sequoia Capital (Ấn Độ) đầu tư 26,5 triệu USD sau 2 vòng.

So sánh với nền tảng VinShop, dù sinh sau, công ty chủ quản One Mount Distribution hiện có vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng. Cũng dễ hiểu khi VinShop được hậu thuẫn bởi Vingroup và Techcombank, những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. One Mount Group đang muốn xây dựng một hệ sinh thái số có khả năng tiếp cận thị trường 75 tỷ USD trên 3 lĩnh vực: bán lẻ, bất động sản và tài chính. Mô hình kết nối VinShop – VinID giúp cho One Mount có thể tiếp cận thêm đối tượng khách mua hàng truyền thống.

Dù mới chính thức hoạt động từ tháng 10, VinShop đạt mức doanh thu trên 1.100 tỷ đồng vào năm ngoái. Trong khi đó, Telio đạt khoảng 1.650 tỷ đồng trên cả năm. Tốc độ tăng trưởng của VinShop có thể khiến Telio phải lo ngại.

Cả hai đều là công ty mới và trong quá trình giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường, nhưng có thể thấy tốc độ mở rộng của VinShop là nhanh hơn nhiều.

Việc mở rộng cũng đi kèm với thua lỗ. Trong năm 2020, VinShop báo lỗ tới 320 tỷ đồng, Telio lỗ 120 tỷ đồng.

Telio được sáng lập bởi ông Bùi Sỹ Phong (1982), người đang đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, ông Phong đã vướng vào rắc rối pháp lý với công ty cũ OnOnPay ngay từ thời điểm thành lập thành lập Telio. Tranh chấp pháp lý kéo dài hơn 2 năm.

Đối thủ của VinShop trong cuộc đua bán lẻ B2B: Gọi vốn hơn 600 tỷ đồng từ quỹ đầu tư Ấn Độ, nhưng founder vướng vào cuộc chiến pháp lý kéo dài 2 năm với công ty cũ - Ảnh 2.

Ông Bùi Sỹ Phong - Sáng lập Telio

Tháng 6 năm nay, Tòa án Cấp cao Singapore đã ra phán quyết, ông Bùi Sỹ Phong là bên thua kiện, qua đó sẽ phải chuyển nhượng số cổ phần của mình tại Telio cho các nhà đầu tư OnOnPay (cụ thể là Captii Ventures cà Gobi Partners). Các nhà đầu tư OnOnPay cáo buộc ông Bùi Sỹ Phong thành lập Telio mà không có sự đồng ý của họ, qua đó chiếm đoạt cơ hội kinh doanh và quyền sở hữu. Trên thực tế, Telio được lập ra trên nền tảng của OnOnPay và gọi vốn thành công một phần nhờ vào danh tiếng của OnOnPay.

Trên thực tế, ông Bùi Sỹ Phong cũng là người sáng lập ra OnOnPay từ năm 2014. Công ty kinh doanh mảng fintech và đã nhận được 800.000 USD vốn đầu tư từ các quỹ Pegasus Tech Ventures, Gobi Partners và Captii Ventures (theo Crunchbase).

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
25 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.