Nguyễn Thị Hòa (quận 1, TP HCM) hỏi:
- Luật sư Nguyễn Hải Nam, Văn phòng Luật sư Công Quyền (TP HCM), trả lời: Hiện nay, việc quản lý của nhà nước về hoạt động đổi ngoại tệ được quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005, Thông tư số 20/2011 của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép quy định địa điểm mua, bán ngoại tệ. Ngoài ra, Nghị định 89/2016/NĐ-CP cũng quy định về điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ; hoạt động cung ứng dịch vụ nhận, chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế; điều kiện để tổ chức kinh tế được xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
Theo các quy định trên thì người dân chỉ được thực hiện trong mạng lưới của các tổ chức tín dụng. Đó là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác và các đại lý đổi ngoại tệ được ngân hàng nhà nước cấp phép. Pháp luật không quy định việc mua bán ngoại tệ tại các tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, có thể hiểu rằng việc đổi ngoại tệ tại các tổ chức không được cấp phép về mua bán, đổi ngoại tệ là trái quy định.
Về việc xử phạt đối với hành vi mua bán, đổi ngoại tệ trái phép, Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định hành vi mua, bán, đổi ngoại tệ trái phép sẽ bị xử phạt từ 80 đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rõ về bản chất của việc quy định này là nhằm điều chỉnh các hành vi mua, bán ngoại tệ mang tính chất kinh doanh, gây ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối và việc quản lý của nhà nước. Việc bắt xử phạt một người dân bình thường đi đổi ngoại tệ chỉ với 100 USD với mức phạt 90 triệu đồng là một cách xử lý máy móc. Cơ quan chức năng đã hiểu sai về quy định của pháp luật này.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do Nghị định 96/2014 quy định quá đơn giản, dẫn đến việc áp dụng thiếu tính thuyết phục. Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần phải sửa đổi, bổ sung cụ thể hơn để quản lý chặt hành vi mua, bán ngoại tệ mang tính chất kinh doanh, gây ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân giao dịch thuận lợi.