Những con số khả quan
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến thời điểm hiện tại, có 34.898 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, trị giá 426,14 tỷ USD tại Việt Nam.
Đặc biệt, với việc các công ty chuyển hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc sang Việt Nam, lĩnh vực sản xuất gia công của Việt Nam đã thu hút được 252 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chiếm khoảng 60% tổng số các nước Đông Nam Á.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng 16,03 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trong đó lĩnh vực sản xuất chế biến công nghiệp chiếm 8,84 tỷ USD, chiếm 63% tổng số.
Rõ ràng, Việt Nam hiện tại không chỉ là một điểm đến hứa hẹn về công nghệ mà còn là một “chiến trường” cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn đa quốc gia khi nhìn vào danh sách các công ty trong danh sách Fortune 500 như Samsung, LG, Canon, Honda hay là Toyota. Tất cả đều đang cho thấy những tham vọng, được thể hiện qua việc họ liên tục đầu tư vào Việt Nam.
Mới đây nhất, Compal Electronics, nhà sản xuất thiết bị điện tử thông minh toàn cầu, đối tác hàng đầu của những Dell, Apple và HP, được cho là đã lên kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Ngoài ra, việc chuyển địa điểm của Compal dự kiến sẽ khuyến khích các nhà sản xuất linh kiện điện tử trong nước trở thành nhà cung cấp của Compal.
Trên thực tế, trong làn sóng “rời Trung Quốc đến Việt Nam”, không chỉ có Compal là duy nhất. Ở đó người ta còn thấy nhà cung cấp giải pháp mạng Accton, nhà sản xuất mô-đun làm mát Nidec Chaun-Choung Technology, nhà sản xuất bản lề Shin Zu Shing, nhà sản xuất linh kiện ô tô và khung gầm Getac và nhà sản xuất khung kim loại Ju Teng …, tất cả đều đã tiết lộ kế hoạch thành lập hoặc mở rộng công suất tại Việt Nam.
Theo một trích dẫn cuộc khảo sát về các công ty Mỹ do Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc công bố vào tháng 5 năm 2022, hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ sẽ giảm đầu tư của Trung Quốc nếu các biện pháp kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc tiếp tục trong suốt năm 2023.
Điều này rõ ràng đang tạo ra một cơ hội rất lớn cho Việt Nam nhận được các khoản đầu tư lớn từ các công ty đa quốc gia.
Nhưng, còn đó những khó khăn
Theo ông Dương Nguyên Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam cho biết, các nhà đầu tư từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, bao gồm Arevo, Fujikura Fiber Optics, Mabuchi Motor, Premo và Lixil, đang tìm kiếm nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian tại Việt Nam khi đại dịch tiếp tục phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhà máy của Haast Industry tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, Tỉnh Hà Nam.
Ông cũng giải thích thêm rằng các công ty công nghệ nước ngoài đã mua hơn 400 bộ phận từ các nhà cung cấp địa phương để sử dụng trong các ngành công nghiệp của họ như điện, điện tử, máy móc chính xác, in 3D, robot và tự động hóa.
Mặc dù các nhà sản xuất linh kiện điện tử trong nước tại Việt Nam cũng đang cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm và năng lực sản xuất nên giá thành sản xuất linh kiện của Việt Nam cao gấp hai, ba lần so với các nước lân cận.
Lấy Haast Industry Việt Nam làm ví dụ, đây là một trong 14 nhà cung cấp địa phương được Samsung Smart Factory phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam (MoIT) hỗ trợ. Công ty xây dựng cơ sở sản xuất đầu tiên vào năm 2019 và có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới khi các tập đoàn công nghệ toàn cầu chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Gần đây, công ty đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở sản xuất thứ hai và thứ ba để đáp ứng các đơn đặt hàng ngày càng tăng từ các đối tác. Việc xây dựng cơ sở thứ hai và thứ ba dự kiến sẽ hoàn thành lần lượt vào cuối năm 2022 và năm 2023.
Nhưng, các doanh nghiệp Việt đang rất khó chen chân vào chuỗi gá trị của các tập đoàn toàn cầu.
Nhưng, ngay cả khi có chương trình hợp tác, các nhà cung cấp linh kiện địa phương tại Việt Nam như Haast Industry vẫn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong việc tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, LG hay là Intel.
Mới nhất, Toyota Motor Việt Nam và Cục Công nghiệp Việt Nam, một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, đã ký biên bản hợp tác cập nhật kế hoạch tăng cường các ngành công nghiệp hỗ trợ địa phương tại Việt Nam. Theo đó, Toyota sẽ kiểm tra các nhà cung cấp với một chương trình mới gửi các chuyên gia đến các cơ sở của họ và giúp các doanh nghiệp của Việt Nam cải thiện hiệu quả và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Hy vọng rằng với các sự hợp tác, hỗ trợ từ các tập đoàn hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng được cơ hội và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.