Dọn đường đón doanh nghiệp Nhật, Mỹ, EU

22/07/2020 09:53
Không chỉ doanh nghiệp Nhật Bản, làn sóng doanh nghiệp nhiều quốc gia khác từ EU, Mỹ... cũng có thể dịch chuyển sang Việt Nam và nhà nước cần có chính sách để nắm bắt "cơ hội vàng" này.

Xu hướng chuyển đổi nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang gia tăng mạnh thời gian qua. Dưới tác động của dịch Covid-19, làn sóng này sẽ mạnh mẽ hơn và không chỉ DN Nhật, nhiều tập đoàn đa quốc gia khác cũng chọn Việt Nam là một trong những điểm đến nhằm đa dạng hóa cơ sở sản xuất.

Mở rộng sản xuất

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vừa công bố 87 DN sẽ nhận hỗ trợ 70 tỉ yen (khoảng 653 triệu USD) để di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nước này. Trong đó, khoảng 30 công ty sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ dây chuyền sản xuất sang Đông Nam Á. Theo danh sách được Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đưa ra, trong số này có 15 công ty đang hoạt động và sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực thiết bị y tế, linh kiện, phụ tùng ôtô, dược phẩm...

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Hirai Shinji, Trưởng đại diện Văn phòng JETRO tại TP HCM, cho hay các DN được hỗ trợ kể trên thuộc Chương trình tăng cường chuỗi cung ứng ở nước ngoài do chính phủ Nhật triển khai. Bước đi này nhằm đa dạng hóa cơ sở sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng của các DN này, vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

"Trước dịch Covid-19, Việt Nam đã là một điểm đến phổ biến nhờ tiềm năng phát triển, mức tăng trưởng GDP cao và quy mô thị trường. Sau dịch Covid-19, xu hướng này sẽ phổ biến hơn nhiều vì các DN Nhật Bản nhận thấy Chính phủ Việt Nam kiểm soát đại dịch rất nhanh chóng. Điều này cho thấy khả năng quản lý rủi ro rất tốt" - ông Hirai Shinji phân tích.

Hiện có khoảng 2.000 DN Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam và 50% số này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Theo khảo sát của JETRO thực hiện cuối năm 2019 về hoạt động quốc tế của các công ty Nhật, trong xu hướng mở rộng đầu tư ra nước ngoài của DN Nhật thì Việt Nam là điểm đến được lựa chọn nhiều. Cụ thể, trong 159 trường hợp DN Nhật có hoạt động di dời sản xuất một phần, hoặc có kế hoạch chuyển đổi sang nước khác, có đến 39 công ty lựa chọn Việt Nam, đứng đầu trong các quốc gia, tiếp theo là Thái Lan.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 (gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt gần 15,7 tỉ USD, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Dù giảm nhưng con số này vẫn ở mức khả quan trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19. Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nửa đầu năm 2020 đạt 8,65 tỉ USD.

Thị trường tiêu thụ lớn

Các chuyên gia nhận định không chỉ với DN Nhật Bản, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài từ Hàn Quốc, EU, Mỹ. Theo số liệu cụ thể của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến nay, trong tổng số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, dẫn đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 68,3 tỉ USD; tiếp đến là Nhật Bản, Singapore...

Chỉ riêng Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), tính đến tháng 7-2020, tổng vốn đầu tư tại Việt Nam hiện đã lên tới 17,36 tỉ USD. Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của Samsung Việt Nam khoảng 59 tỉ USD.

Ông Hirai Shinji đánh giá Việt Nam hiện không chỉ là điểm đến hấp dẫn ở lĩnh vực sản xuất mà còn là thị trường tiêu thụ lớn. Trước đây, các công ty Nhật Bản đến Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sản phẩm qua nước khác. Nhưng vài năm nay, DN Nhật tới đầu tư, sản xuất và bán một phần sản phẩm của họ ngay tại thị trường Việt Nam. Như tập đoàn thời trang Uniqlo chỉ trong thời gian ngắn đã mở tới 4 cửa hàng tại TP HCM và TP Hà Nội. "Ngày càng nhiều DN Nhật quan tâm đến Việt Nam nhưng chưa tới đây bao giờ. Chúng tôi sẽ giới thiệu môi trường đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ họ tới Việt Nam" - ông Hirai Shinji khẳng định.

Dọn đường đón doanh nghiệp Nhật, Mỹ, EU - Ảnh 1.

Ngoài sản xuất, Uniqlo còn mở 4 cửa hàng ở Việt Nam Ảnh: TẤN THẠNH

"Thời điểm vàng" để hành động

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đánh giá FDI của Mỹ tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn so với con số 4.000 tỉ USD các DN Mỹ đã rót vào các thị trường (tính đến năm 2017) và FDI của Mỹ tại khu vực châu Á và Đông Nam Á. Tính đến cuối năm 2019, tổng vốn đăng ký đầu tư của DN Mỹ tại Việt Nam đạt hơn 11 tỉ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Dù vậy, trong bối cảnh mới của thế giới, nhiều chính khách và nhà kinh doanh Mỹ vẫn lạc quan đối với việc mở rộng quan hệ với Việt Nam. Nhiều DN Mỹ đang đàm phán để có thể triển khai các dự án có tiềm năng lớn trong lĩnh vực chế tạo - chế biến, năng lượng sạch, hàng không, y tế, dược phẩm...

Một chuyên gia trong lĩnh vực FDI, từng là CEO của DN EU tại Việt Nam, cho rằng hiện tại không chỉ các DN Nhật mà DN Mỹ, EU cũng đang có nhu cầu tái cấu trúc lại chuỗi cung ứng toàn cầu để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Và Việt Nam là điểm đến được lựa chọn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

"Việc quan trọng cần làm lúc này là có ngay giải pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút làn sóng vốn FDI đang dịch chuyển, đổ sang các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chúng ta cần so tất cả chính sách của Việt Nam và các nước trong khu vực về thuế, đất đai, chính sách hỗ trợ... để từ đó cải thiện cho hấp dẫn hơn; quảng bá để nhà đầu tư biết Việt Nam có gì tốt hơn so với các nước về môi trường, cơ sở hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, logistics; đẩy nhanh thủ tục thu hút đầu tư" - vị chuyên gia nhấn mạnh.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, 15 công ty Nhật được hỗ trợ mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam là tín hiệu tích cực nhưng vẫn còn quá ít so với xu hướng các DN ở nhiều quốc gia đang tính di dời. Do đó, Việt Nam cần tận dụng "thời điểm vàng" hậu Covid-19 để cơ quan quản lý hành động trong thu hút làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài. Cần có những đoàn công tác gồm các chuyên gia, DN am hiểu thị trường, đại diện cơ quan quản lý... ra nước ngoài để mời gọi đầu tư, đi cùng những giải pháp đồng bộ trong việc chuẩn bị sẵn nguồn lực trong nước.

Làn sóng chuyển dịch khỏi Trung Quốc

Theo trang Marketwatch, cố vấn thương mại Mỹ Peter Navarro gần đây cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch về một gói kích thích trị giá ít nhất 2.000 tỉ USD tập trung củng cố ngành công nghiệp sản xuất trong nước và hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc "hồi hương". Washington hy vọng thúc đẩy gói kích thích mới này qua "ải" quốc hội trong tháng 8.

Reuters gần đây cũng tiết lộ chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đẩy xem xét các đề xuất nhằm khuyến khích doanh nghiệp Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất hoặc chuỗi cung ứng từ Trung Quốc trở về nước, đặc biệt là trong các ngành quan trọng. Các quan chức và thành viên quốc hội còn thảo luận ý tưởng lập một quỹ 25 tỉ USD để phân bổ cho các công ty sản xuất hàng hóa thiết yếu đưa hoạt động sản xuất về nước.

Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Mỹ đang làm việc với các chính phủ nước ngoài, trong đó có Việt Nam, nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Washington, mở rộng các đối tác sản xuất quốc tế và giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trước đó, để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ lên kế hoạch thành lập một liên minh gồm các "đối tác đáng tin cậy", được gọi là "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế". Mạng lưới này ngoài "Bộ tứ kim cương" (nhóm QUAD: gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ), còn mời thêm 3 quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

"Chính phủ Mỹ sẽ hợp tác với Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến về phía trước" - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.

Đây cũng là điều Liên minh châu Âu (EU) hướng đến khi lên kế hoạch thuyết phục các công ty châu Âu dời dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc sau khi chịu thiệt hại vì đại dịch Covid-19 và thương chiến Washington - Bắc Kinh.

Trang The Print (Ấn Độ) cho biết EU đã tăng cường nỗ lực đưa hoạt động sản xuất trở về gần khu vực này hơn, trong đó dành ưu tiên cho lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế.

Phương Võ

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

77.451.257 VNĐ / lượng

2,608.90 USD / toz

0.84 %

+ 21.70

Bạc

SILVER

927.491 VNĐ / lượng

31.24 USD / toz

1.52 %

+ 0.47

Đồng

COPPER

236.152.894 VNĐ / tấn

435.02 UScents / lb

0.07 %

+ 0.32

Bạch kim

PLATINUM

29.440.918 VNĐ / lượng

991.70 USD / toz

-0.27 %

- -2.70

Nickel

NICKEL

406.115.390 VNĐ / tấn

16,493.00 USD / mt

0.98 %

+ 160.00

Chì

LEAD

51.438.492 VNĐ / tấn

2,089.00 USD / mt

0.29 %

+ 6.00

Nhôm

ALUMINUM

62.198.962 VNĐ / tấn

2,526.00 USD / mt

-0.63 %

- -16.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Giá rẻ hơn, nhưng iPhone 16 "bản thường" lại sở hữu công nghệ còn xịn hơn cả iPhone 16 Pro Max
12 giờ trước
Hy vọng rằng, nâng cấp này sẽ được Apple mở rộng lên các dòng iPhone Pro trong tương lai.
Một mẫu xe máy điện 'made in Vietnam' vừa ra mắt, có gì đặc biệt mà giá bán hơn 200 triệu đồng?
1 ngày trước
Nuen N1-S là mẫu xe máy điện mới nhất được ra mắt thị trường Việt Nam. Xe hiện có giá hơn 200 triệu đồng.
Nissan Almera giảm giá mạnh tại đại lý trước khi ra mắt bản mới: Giảm sâu nhất 130 triệu, bản 'full' còn 465 triệu đồng, tiệm cận giá i10
2 ngày trước
Theo tư vấn viên của đại lý, số lượng Nissan Almera sản xuất 2023 còn tồn kho chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Kim chi 'made in China' ùn ùn nhập khẩu vào Hàn Quốc, đắt hàng nhờ rẻ hơn 6 lần sản phẩm nội địa
2 ngày trước
Người Hàn Quốc đang chuộng ăn kim chi "made in China" vì rẻ hơn hàng nội địa.