Đơn hàng online tăng, dịch vụ giao hàng cấp tập tuyển shippericon

Lực lượng giao nhận hàng chuyên nghiệp (shipper) đang thiếu trầm trọng khi UBND TP.HCM cho phép họ được hoạt động liên quận, huyện từ ngày 16/9 và trước đó là cho phép bán thực phẩm mang về từ ngày 7/9.

Lực lượng giao nhận hàng chuyên nghiệp (shipper) đang thiếu trầm trọng khi UBND TP.HCM cho phép họ được hoạt động liên quận, huyện từ ngày 16/9 và trước đó là cho phép bán thực phẩm mang về từ ngày 7/9.

 

Ngày 16/9, các nhà cung cấp ứng dụng (app) giao hàng trực tuyến đồng loạt thông báo hoạt động vận chuyển liên quận. Theo đó, người dùng Gojek có thể đặt mua thực phẩm qua ứng dụng GoFood và đặt vận chuyển hàng hóa qua ứng dụng GoSend từ 6g đến 21g hằng ngày; Be mở lại dịch vụ giao hàng và đi chợ hộ liên quận từ 6g - 20g30 và từ 6g - 18g30 đối với dịch vụ giao hàng nhanh trong hai giờ. 

Tương tự, Baemin cũng nhận đơn giao món ăn, thức uống liên quận TPHCM từ 6g - 17g30; Lalamove và Grab cũng hoạt động từ 6g - 20g hằng ngày. Hầu hết tài xế các hãng đã được tiêm vắc-xin phòng COVID-19 và phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc 5K khi hoạt động lại.

Ông Phan Tường Bách - Giám đốc vận hành Ahamove - cho biết, những ngày qua, hãng duy trì 3.000 shipper. Nhưng khi UBND TPHCM cho phép shipper hoạt động liên quận, con số này không đáp ứng được nhu cầu nên hãng đã đăng ký bổ sung thêm shipper.

Đơn hàng online tăng, dịch vụ giao hàng cấp tập tuyển shipper
Hầu hết các hãng cung cấp dịch vụ giao hàng đang thiếu shipper do nhu cầu giao nhận hàng tăng cao - Ảnh N.Cẩm

Gojek cũng đã đăng ký với Sở Công thương TPHCM bổ sung khoảng 10.000 đối tác tài xế đủ điều kiện (tiêm ít nhất một mũi vắc-xin phòng COVID-19). Theo quy định, các tài xế có tên trong danh sách công bố của Sở Công Thương TPHCM mới được chính thức hoạt động. Đội ngũ này phải trang bị theo bộ nhận diện shipper, xét nghiệm SARS-CoV-2 hai ngày/lần. Đại diện Ahamove dự đoán, khi shipper đã được chạy liên quận, huyện, số lượng đơn hàng sẽ tăng khoảng 30% và số lượng shipper đủ điều kiện hiện có vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu. 

Hầu hết các hãng đều thiếu đối tác tài xế, thời gian giao, nhận cũng dài hơn do nhiều tuyến đường còn phong tỏa. Điều này có thể khiến phí dịch vụ giao, nhận khó giảm ngay được. Theo ghi nhận của chúng tôi trong ngày 16/9, phí giao món ăn vẫn còn rất cao. Chẳng hạn, phí giao hàng cự ly gần (0,6 - 0,8km) vẫn dao động từ 30.000 - 35.000 đồng.

Đại diện Gojek cho rằng, việc sử dụng các dịch vụ giao, nhận và vận chuyển thực phẩm, hàng hóa liên quận là nhu cầu của rất nhiều người dân, do đó, các sở, ban, ngành cần xem xét, phê duyệt đề xuất tăng số lượng shipper của các hãng nhằm đảm bảo sự liền mạch của chuỗi cung ứng ở TP.HCM. Tuy nhiên, một số hãng cũng nhìn nhận, việc tăng lượng shipper còn tùy thuộc nhiều yếu tố, như năng lực xét nghiệm của các cơ sở y tế, trạm y tế lưu động và các điều kiện mà tài xế phải đáp ứng, như giấy tờ tùy thân, giấy đi đường, giấy xét nghiệm âm tính, thẻ shipper, băng đeo tay nhận diện… Thực tế, có những tài xế đủ điều kiện tham gia hoạt động liên quận nhưng không mở app nhận đơn thì hãng cũng không nắm được cụ thể trong ngày có bao nhiêu tài xế hoạt động. 

Theo quy định của UBND TPHCM, shipper được hoạt động liên quận từ 6g đến 21g hằng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và thực hiện mẫu gộp xét nghiệm ba người, tần suất 2 ngày/lần. Chi phí xét nghiệm cho shipper sẽ do ngân sách thành phố chi trả đến hết ngày 30/9/2021.

Đại diện Sở Công thương TPHCM cho biết, shipper có nhu cầu hoạt động đăng ký với các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng vận chuyển hàng hóa. Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát, tổng hợp danh sách shipper đáp ứng đúng, đủ các quy định hiện hành về dịch vụ shipper công nghệ trong thời gian giãn cách xã hội và gửi về Sở Công Thương. Sau khi tiếp nhận danh sách hợp lệ, Sở Công Thương sẽ cập nhật vào hệ thống dữ liệu shipper của sở để phục vụ việc tra cứu trực tuyến thông tin shipper tại các chốt kiểm soát của TPHCM.

Shipper đã đăng ký với doanh nghiệp nhưng chưa có thông tin tra cứu trên website của Sở Công thương có thể thuộc hai trường hợp: không có trong danh sách shipper do doanh nghiệp gửi về sở hoặc chưa đến đợt cập nhật dữ liệu mới. Tất cả các đợt cập nhật dữ liệu shipper đều được thông tin rộng rãi đến doanh nghiệp. Vì vậy, shipper cần liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp (nơi đã đăng ký hoạt động) để được hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết.

(Theo Phụ Nữ TP.HCM)

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
4 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
5 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
5 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
5 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.349.495.678 VNĐ / tấn

326.65 BRL / kg

0.20 %

+ 0.65

Thịt gà

CHICKEN

36.231.676 VNĐ / tấn

8.77 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

5.166.897 VNĐ / tấn

90.40 USD / lbs

0.28 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
9 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Sở Công Thương Hà Nội thông tin về doanh nghiệp làm sữa giả
1 ngày trước
Từ năm 2021 đến nay, lực lượng thanh tra, quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa kiểm tra, xử lý vi phạm đối với 2 công ty làm sữa giả vừa bị khởi tố để điều tra.
Bộ Công Thương hỏa tốc kiểm tra sau liên tiếp các vụ sữa giả, thuốc giả bị phát hiện
1 ngày trước
Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
2 ngày trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.