Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào đồng bằng sông Cửu Long

26/11/2021 09:28
Nhật Bản là một đảo quốc với đất đồi núi chiếm trên 72%, nơi đây cũng có nhiều thiên tai nên việc sản xuất nông nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam được xem là vùng trù phú về nông nghiệp, nơi đây còn nhiều cơ hội để đầu tư.

Đó là nhận định của đa số doanh nghiệp Nhật Bản khi có dịp đến, tìm hiểu về môi trường đầu tư tại vùng ĐBSCL.

Hiểu về văn hóa mới đầu tư

"Làm việc gì không quan trọng bằng làm với ai" đó là văn hóa trong kinh doanh của người Nhật.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) chia sẻ, doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá có trình độ quản trị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đầu khu vực, trong khi lợi thế của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp nhờ thiên nhiên ưu đãi về đất đai thời tiết, khí hậu.

Sự hợp tác phát huy thế mạnh lẫn nhau là nhằm hướng đến mục tiêu đôi bên cùng có lợi. Tập quán đầu tư kinh doanh của người Nhật là họ chỉ quyết định hợp tác kinh doanh với đối tác khi đã hiểu biết về văn hóa của nhau.

Xuất phát từ tinh thần đó, từ năm 2015 - 2019, VCCI đã phối hợp cùng UBND TP. Cần Thơ và Tập đoàn Brainworks Asia (Nhật bản) tổ chức "Chương trình Giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam – Nhật Bản", hoạt động này không dừng lại ở giao lưu văn hóa mà còn thúc đẩy quan hệ ngoại giao, góp phần thu hút đầu tư, kinh doanh cho khu vực.

"Trước đây, hầu hết doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi đều cho biết họ rất thiếu thông tin về vùng ĐBSCL mà chỉ biết Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh hay xa hơn nữa là Đà Nẵng. Từ khi có "Chương trình Giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam – Nhật Bản" được tổ chức thường niên tại Cần Thơ thì đa số doanh nghiệp Nhật Bản khi trở lại Việt Nam đều cho biết đã biết được nhiều thông tin hơn về ĐBSCL, đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy đầu tư Nhật Bản vào ĐBSCL", ông Lam kỳ vọng .

Ông Kondo Noboru - Tổng giám đốc Tập đoàn Brainworks Asia (Nhật bản) cho biết, "duyên nợ" đưa ông đến với Cần Thơ là nhờ sự giới thiệu của một người bạn tại TP.HCM, quê ở ĐBSCL.

"Sau thời gian đến đây, tôi nhận thấy nơi này rất gần gũi với tôi, giống như tôi ở quê nhà vậy thế là mọi việc làm ăn kinh doanh tại đây bắt đầu phát triển. Ngoài ra chúng tôi cũng dự định xây dựng khu phố theo phong cách Nhật Bản tại Cần Thơ, nó không phải là khu dành riêng cho người Nhật mà chỉ là giới thiệu, quảng bá văn hóa, ẩm thực Nhật Bản. Kế hoạch thứ 3 là tổ chức tour du lịch từ ĐBSCL đi Nhật. Trước đó chúng tôi cũng đang phát triển mảng đầu tư dịch vụ ẩm thực và đào tạo tại một số thành phố lớn của Việt Nam. Quan điểm của chúng tôi là "Làm gì không quan trọng bằng làm với ai", chúng tôi rất xem trọng điểm đến đầu tư và đối tác hợp tác trong đầu tư", ông Kondo Noboru cho biết.

Được biết Tập đoàn Brainworks đang xúc tiến thành lập quỹ đầu tư Sen Sakura (tức là Sen của Việt Nam, Sakura của Nhật Bản), quỹ đầu tư này bước đầu có 200 doanh nghiệp tham gia với số vốn ban đầu 200 tỷ đồng, dùng để đầu tư cho các Startup.

Ông Watanabe Nobuhiro Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao sáng kiến tổ chức "Chương trình giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam – Nhật Bản" của VCCI Cần Thơ và kỳ vọng dịch COVID-19 sẽ nhanh chóng qua đi để chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản được nối lại.

"Hiện nay thu hút vốn FDI Nhật Bản vào ĐBSCL đang xếp thứ 3 sau Singapore và Hàn Quốc, thế nên các địa phương vùng ĐBSCL cần tận dụng cơ hội từ dòng vốn này", ông Watanabe Nobuhiro nhấn mạnh.

Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Cầu Cần Thơ được xây dựng từ vốn ODA của Nhật Bản , đây là công trình được xem là biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản. Ảnh Quốc Tuấn

Còn nhiều dư địa trong thu hút vốn FDI Nhật Bản

Đi vào phân tích tiềm năng thế mạnh thu hút đầu tư tại ĐBSCL, Giám đốc VCCI Cần Thơ Nguyễn Phương Lam nhận định, FDI Nhật Bản tại khu vực ĐBSCL chỉ mới chiếm cơ cấu khoảng 10% so với tổng dự án FDI vào vùng này nên còn nhiều dư địa để tăng trưởng, nhất là các lĩnh vực logistics, xây dựng, y tế, giáo dục, du lịch, IT, ICT…

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), đến tháng 8/2021, trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL có 1.825 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 33,5 tỷ USD, chiếm 8,4% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước và xếp thứ 4 trong 6 vùng của cả nước.

Đã có 52 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án FDI tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Trong đó dẫn đầu là Singapore với 94 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,36 tỷ USD (chiếm 27,9% tổng vốn đầu tư đăng ký). Nhật Bản đứng thứ hai với 183 dự án và 3,81 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Malaysia với tổng vốn đăng ký 2,91 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư đăng ký). Ba đối tác trên tuy dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký, song Trung Quốc và Hàn Quốc mới là 2 đối tác có số lượng dự án đầu tư lớn nhất tại ĐBSCL.

Theo ông Lam, qua phân tích dòng vốn FDI Nhật Bản tại ĐBSCL cho thấy ngoài 2 dự án quy mô lớn đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tại Cần Thơ và Kiên Giang, còn lại là các dự án quy mô nhỏ và chỉ tập trung ở các địa phương gần TP.HCM, điều đó cho thấy còn nhiều dư địa để các tỉnh, thành vùng ĐBSCL "hút" vốn FDI Nhật Bản.

"Tuy có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực, ĐBSCL vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do vậy, để vùng này hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư thì Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của vùng này", ông Lam đề xuất.

Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Qua 5 năm liên tiếp Chương trình giao lưu văn hóa và thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã giúp doanh nghiệp hai quốc gia hiểu biết về văn hóa của nhau nhiều hơn, đây là tiền đề để doanh nghiệp hai nước tiến đến hợp tác đầu tư, kinh doanh. Ảnh Phú Khởi.

Cùng quan điểm đó, đại diện cơ quan đại diện JETRO tại TP.HCM cho biết từ chỗ chỉ vài chục doanh nghiệp Nhật Bản ban đầu nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam đang có "sức hút" của nền kinh tế nhiều tiềm năng, mới nổi. Tuy nhiên, muốn hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư thì Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư cảng biển, logistics cho khu vực ĐBSCL. Một sản phẩm nông sản dù tốt đến mấy nhưng khi đến tay người dùng không còn tươi nguyên thì cũng trở thành sản phẩm kém chất lượng.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Smartphone 'chiến binh tầm trung', thiết kế mỏng nhẹ, giá từ 7 triệu mở bán tại Việt Nam
32 phút trước
Mẫu smartphone Honor X8c có thiết kế đẹp mắt, camera 108 MP và độ bền đạt chuẩn SGS của Thuỵ Sĩ.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
17 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
17 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
20 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.