Căn cứ Điều 54 và Điều 55 Luật BHXH năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu, hầu hết mọi trường đều phải đảm bảo đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên.
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp được người lao động chưa đủ 20 năm đóng BHXH vẫn được hưởng lương hưu. Theo đó, dù đóng chưa đủ 20 năm BHXH, người lao động vẫn có thể hưởng lương hưu nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: Từ năm 2021 là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo đó, Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
Trong đó, tỷ lệ lương hưu hàng tháng của người lao động được tính như sau:
- 15 năm đóng BHXH tương ứng với 45%.
- Cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%.
Trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.
Ví dụ: Bà A đóng BHXH 16 năm 7 tháng được làm tròn là 17 năm. Theo đó, bà A được hưởng lương hưu với tỷ lệ như sau:
Tỷ lệ hưởng = 45% + (17 năm - 15 năm) x 2% = 49%