Tính đến ngày 30/9, số lượng người thiệt mạng sau thảm hoạ động đất, sóng thần kép xảy ra vào chiều thứ 6 tuần trước (28/9) tại hòn đảo Sulawesi, Indonesia đã lên tới 832 người khi lực lượng cứu hộ đào bới các đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót, CNN dẫn số liệu mới nhất từ Cơ quan Giảm nhẹ Thảm hoạ của Indonesia cho biết.
Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,5 độ richter gây sóng thần "cao tới 3m" tại miền trung hòn đảo Sulawesi, số người chết đang tăng lên liên tục. Giới chức Indonesia cho biết công tác cứu hộ và việc thống kê thiệt hại đang gặp nhiều khó khăn.
Hiện tại, hầu hết người thiệt mạng được xác nhận tại thành phố Palu, thủ phủ của đảo Sulawesi. Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được nhiều khu vực xa xôi, hẻo lánh, đặc biệt là Donggala - nơi có 300.000 cư dân sinh sống nằm ở phía bắc Palu. Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla chho rằng số người chết có thể lên tới hàng nghìn người.
Sutopo Purwo Nugroho, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia, ước tính có khoảng 2,4 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất, sóng thần hôm thứ 6. Nugroho cho biết có ít nhất 17.000 người bị mất nhà sau thảm hoạ tính tới thời điểm này. Trong khi đó, Bộ trường Tài chính Sri Mulyani Indrawati cho biết chính phủ đã phân bổ ngân sách 560 tỷ Rupiah (37,58 triệu USD) để khắc phục hậu quả của thảm họa kép này.
Thảm họa động đất, sóng thần kép tại đảo Sulawesi hôm 28/9 - Video: CNN.
Sóng thần lên đến 3m tàn phá khu vực thành phố Palu, đảo Sulawesi. Tình trạng thiếu thốn thiết bị nặng và nhân sự đang làm giảm hiệu quả của công tác cứu hộ tai thành phố biển Palu, thuộc đảo Sulawesi. Ngày 30/9, lực lượng này đã giải cứu được khoảng 50 người bị mắc kẹt bên dưới đống đổ nát của một khách sạn bị sập - Ảnh: CNN.
Lực lượng cứu hộ Indonesia cứu được một cô bé 15 tuổi bị mắc kẹt trong căn nhà sập bị ngập nước vào ngày 30/9. Jan Gelfand, người đứng đầu hội Chữ thập đỏ tại Indonesia cho biết đang triển khai hỗ trợ tại các thị trấn Donggala và Mamuju - hai khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất. "Hội Chữ Thập đỏ Indonesia đang đẩy mạnh giúp đỡ những người sống sót nhưng chúng tôi không biết họ sẽ tìm thấy gì ở đó", Gelfand cho biết. "Đây thực sự là một bi kịch và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều" - Ảnh: CNN.
Người dân xếp hàng chờ mua xăng tại Palu. Sân bay Palu đã bị đóng cửa sau thảm họa và các nhân viên hỗ trợ phải tới bằng đường bộ. Trong khi đó, Sulawesi là một trong những hòn đảo lớn nhất thế giới và khoảng cách từ sân bay gần nhất là khoảng 10 - 12 giờ lái xe. - Ảnh: Reuters.
Người dân đổ xô lấy xăng từ một xe tải chở nhiên liệu tại Palu ngày 30/9 - Ảnh: Reuters.
Người dân đeo mặt nạ tới nhận diện thi thể người thân tại một bệnh viện ở Palu ngày 30/9. Cơ quan chức năng của Indonesia cho biết số lượng nạn nhân sẽ còn tăng lên do lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận các cộng động sống ở khu vực xa xôi hẻo lánh, và khi các gia đình nhận diện được người thân trong số các thi thể được tìm thấy - Ảnh: Getty Images.
Phần còn lại của một ngôi nhà sau khi bị sập trong trận động đất ở Palu - Ảnh: Getty Images.
Một người tìm kiếm những gì còn sót lại trong căn nhà bị sập sau động đất, sóng thần kép - Ảnh: Getty Images.
Ít nhất 17.000 người bị mất nhà sau thảm hoạ tính tới thời điểm này - Ảnh: Getty Images.
Một bãi biển tan hoang sau cơn sóng thần - Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.
Người dân tập trung vào ngày 29/9 trước một tòa nhà bị đổ sập tại Palu - Ảnh: Getty Images.
Đống đổ nát trên đường phố Palu - thành phố biển có khoảng 350.000 cư dân sau thảm họa - Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.
Người dân tìm kiếm đồ đạc sót lại trong đống đổ nát - Ảnh: Getty Images.
Nỗ lực hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần gặp nhiều khó khăn do sân bay Palu bị đóng cửa - Ảnh: AP.
Đống đổ nát sau thảm họa kép - Ảnh: Getty Images.
Quân đội Indonesia vận chuyển hàng cứu trợ lên máy bay tại căn cứ Halim Perdanakusuma, thủ đô Jakarta vào ngày 29/9, chuẩn bị bay tới Palu - Ảnh: Getty Images.
Nằm trên Vài đai Lửa Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần. Năm 2004, một trận động đất tại đảo Sumatra của Indonesia gây ra sóng thần trên khắp Ấn Độ Dương, khiến 226.000 tại 13 quốc gia thiệt mạng, trong đó có hơn 120.000 người ở Indonesia. Thảm hoạ xảy ra tại hòn đảo Sulawesi ngày 28/9 diễn ra chỉ một tháng sau loạt trận động đất xảy ra tại một số hòn đảo tại nam Thái Bình Dương và Indonesia, khiến hơn 430 người thiệt mạng tại hòn đảo Lombok. Câu hỏi đặt ra là tại sao hệ thống cảnh báo thảm họa lại không hoạt động vào hôm 28/9. Ông Nugroho cho biết đã không còn các phao sóng thần - một loại công cụ dùng để phát hiện sóng thần, hoạt động tại Indonesia kể từ năm 2012. Cơ quan khí tượng và địa vật lý BMKG của Indosia hôm 28/9 phát đi một cảnh báo về sóng thần sau trận động đất nhưng đã gỡ cảnh báo này sau đó 34 phút vì lỗi cảm biến. Cơ quan này đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích rằng đã gỡ bỏ cảnh báo quá sớm khiến người dân mất cảnh giác, dẫn đến thiệt hại lớn về người.