Đồng loạt nở rộ vào 4-5 năm trước, các startup công nghệ của Việt Nam hiện nay ra sao?

15/07/2022 17:11
Sau nửa thập kỷ, hệ sinh thái startup Việt không ngừng bứt phá để cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ nước ngoài và làm chủ sân nhà. Nổi bật có thể kể đến Be, Logivan trong mảng giao vận, Rever thuộc Proptech hay VinID, Telio cung ứng cho ngành bán lẻ…Tất cả đều tăng trưởng mạnh và muốn chiếm lấy ‘miếng bánh’ thị phần trong lĩnh vực đang vận hành.

2016-2018: Giai đoạn bùng nổ của các ứng dụng trong lĩnh vực giao vận tại Việt Nam

Logivan: Ra mắt năm 2017, Logivan là startup cung cấp dịch vụ vận tải 4.0 dựa trên nền tảng kết nối trực tiếp chủ hàng và mạng lưới xe tải trên toàn quốc.

Năm 2018 VinaCapital Ventures và các đối tác đã đầu tư vào Logivan 1,75 triệu USD. Năm 2019, theo báo cáo của EqualOcean, Logivan là một trong số 4 startup thuộc lĩnh vực vận tải được đầu tư nhiều nhất trong khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, Logivan đã được nhận đầu tư 7,9 triệu USD.

Năm 2021, startup này cũng góp mặt vào danh sách 100 startup và công ty nhỏ đáng mong đợi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Forbes.

Hiện nay, Logivan cung cấp dịch vụ vận tải cho hơn 69.000 chủ xe cùng 65.000 chủ hàng với tổng giá trị dịch vụ vận chuyển đạt 14 triệu USD.

Be: Công ty Cổ phần Be Group - công ty công nghệ Việt Nam là đơn vị sở hữu và phát triển ứng dụng Be.

Be cung cấp nhiều dịch vụ, trong đó dịch vụ chính là beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh), beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh); beTaxi (dịch vụ đặt xe Taxi); beFinancial (cung cấp giải pháp tài chính hiệu quả cho khách hàng cá nhân, tài xế và doanh nghiệp); beExpress (dịch vụ chuyển phát, bưu chính); beDelivery (dịch vụ giao hàng); beFood (Dịch vụ đặt đồ ăn, thức uống giao tận nơi); be Đi chợ (dịch vụ đi chợ hộ); beLoyalty (tính năng tích lũy điểm thưởng cho người dùng); beFlight (tính năng mua vé máy bay),… và ngân hàng số Cake giúp mở ra một hệ sinh thái số tiềm năng sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp khác cùng hợp tác và phát triển.

Đồng loạt nở rộ vào 4-5 năm trước, các startup công nghệ của Việt Nam hiện nay ra sao? - Ảnh 1.

Các sản phẩm của Be Group mang đến giải pháp liên kết các dịch vụ và hỗ trợ giao dịch, đơn giản hóa những phức tạp trong cuộc sống thường ngày, với mong muốn trở thành cầu nối giữa mọi khách hàng và người cung cấp dịch vụ. Tôn chỉ hoạt động của Be Group là cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và tuân thủ tuyệt đối mọi quy định của pháp luật Việt Nam.

Hiện nay, ứng dụng gọi xe Be đã được tải xuống 15 triệu thiết bị di động kể từ khi bắt đầu chính thức triển khai dịch vụ từ tháng 12/2018 đến nay. Tính đến nay, ứng dụng gọi xe Be đã có mặt tại 28 tỉnh, thành phố. Be là doanh nghiệp Việt duy nhất trong top 2 ứng dụng gọi xe phát triển nhất trên thị trường.

FastGo: Ngay từ thời điểm ra đời tại thị trường Việt Nam vào tháng 6/2018, FastGo đã đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp gọi xe nằm trong top 3 Đông Nam Á.

Song ngay tại thị trường nội, FastGo chưa cạnh tranh được với Grab, Be hay Gojek. Theo báo cáo của ABI Research về thị trường gọi xe công nghệ Việt nửa đầu năm 2020 cho thấy thị phần của FastGo chưa tới 1%, trong khi Grab chiếm gần 3/4 còn cả Be và Gojek đều có trong tay hơn 10%.

Năm 2018, quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital cũng rót vốn vào FastGo cùng với Logivan, tuy nhiên trái với Logivan, đến thời điểm hiện tại, FastGo đang gần như đánh mất thị phần khi tên tuổi ít được nhắc đến và cũng hiếm hoi hiện diện để quảng bá hay cập nhật thông tin hoạt động.

Loạt startup đa ngành hầu hết được các "ông trùm" công nghệ thâu tóm và nhận vốn lớn

ZaloPay: Năm 2016, Công ty TNHH Zion thuộc Tập đoàn VNG đã phát hành ứng dụng thanh toán Zalo Pay ra thị trường sau một thời gian dài thử nghiệm. Ứng dụng này cho phép khách hàng thanh toán trực tuyến các loại hình dịch vụ Internet, hóa đơn tiền điện, nạp tiền điện thoại cho thuê bao trả trước…

Tuy nhiên sau nhiều năm hoạt động, ZaloPay liên tục có kết quả kinh doanh thua lỗ. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần VNG đã tiết lộ phần thâm hụt lợi nhuận của chủ quản ví điện tử Zalo Pay trong năm 2021 vào khoảng 1.212,5 tỷ đồng, gần gấp đôi năm ngoái. Đến hiện tại, VNG nắm 62,32% cổ phần Zion.

Như vậy, đây tiếp tục là mảng "đốt tiền" kỷ lục của Zion và cả VNG trong những năm gần đây khi VNG này đặt chỉ tiêu lỗ sau thuế đến 993 tỷ đồng trong năm 2022.

Rever: Rever được thành lập vào năm 2016 bởi 2 đồng sáng lập cùng làm việc cho Zalo (trực thuộc VNG). Rever làm việc độc quyền với các đại lý bất động sản để cung cấp các dịch vụ phù hợp và minh bạch hơn nhằm giúp khách hàng tìm nhà để ở và đầu tư.

Tháng 8/2021, Rever huy động được hơn 10 triệu USD, nâng tổng vốn gọi được lên hơn 16 triệu USD sau 5 năm hoạt động. Trong đó, Quỹ Mekong Enterprise Fund IV là đơn vị tham gia vòng đầu tư mới nhất của Rever.

Mục tiêu đến năm 2025, Rever sẽ mở rộng ra 20 tỉnh, thành với 200 trung tâm giao dịch và 20.000 môi giới. Còn trong năm 2022, Rever sẽ mở rộng sang các thành phố còn lại là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Base.vn: Đây là nền tảng quản trị doanh nghiệp toàn diện tích hợp các ứng dụng quản trị, xử lý công việc được thành lập từ năm 2016. Tháng 5/2021, CTCP FPT chính thức công bố khoản đầu tư vào Base.vn, nắm đa số cổ phần. Qua đó Base.vn trở thành một công ty con của FPT.

Trước khi trở thành công ty con của FPT, Base.vn đã nhận rót vốn từ 5 quỹ đầu tư quốc tế gồm Nextrans, Beenext, Alpha JWC, VIISA và 500 Startup. Kết quả kinh doanh của Base.vn không mấy ấn tượng trong những năm đầu, doanh thu đạt vài tỷ đồng.

Hiện tại, Base đang cung cấp ứng dụng cho 7.000 doanh nghiệp trải dài trên nhiều lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, vận tải, F&B, giáo dục, y tế, thương mại với quy mô đa dạng.

Telio: Thành lập từ cuối năm 2018, đây là nền tảng thương mại điện tử B2B tại Việt Nam cung ứng mặt hàng cho các đối tác như cửa hàng tạp hoá, nhà bán buôn, hiệu thuốc với ba ngành hàng chính: hàng tiêu dùng, lifestyle và y tế.

Tháng 4/2022, VNG công bố thông tin về việc Công ty Telio Pte.Ltd trở thành công ty liên kết của VNG từ ngày 21/4/2022. Trước đó, VNG đã có khoản đầu tư chiến lược trị giá 22 triệu USD vào Telio. Số vốn Telio gọi được hiện hơn 53 triệu USD, ngoài VNG còn đến từ CGVCapital, Sequoia, TigerGlobal, RTP Global.

Theo website, Telio hiện đã có mặt ở bán lẻ tại 25 tình thành phục vụ hơn 60.000 cửa hàng. Công ty đang vươn mình tới 45 tỉnh thành và phục vụ hơn 150.000 đại lý bán lẻ đến hết 2022.

VinID: Ra mắt năm 2018 VinID khởi nguồn là chương trình chăm sóc khách hàng của Vingroup. Sau đó, VinID hoạt động theo mô hình công ty tài chính công nghệ, mở ra một hệ sinh thái trực tuyến như ví điện tử, sàn thương mại điện tử... trực thuộc One Mount Group - công ty thành viên thuộc Vingroup.

VinID hiện là siêu ứng dụng được phát triển trên nền tảng khách hàng thân thiết lớn nhất Việt Nam với hơn 11 triệu người dùng. Trong năm 2020, VinID đem về 120 tỷ đồng doanh thu.

Luxstay: Luxstay là nền tảng chia sẻ và đặt chỗ nghỉ ra đời vào tháng 6/2018 với vốn điều lệ 7 tỷ đồng. Đây từng là startup "bom tấn" trong lịch sử chương trình Shark Tank Việt Nam khi gọi vốn thành công 6 triệu USD từ các Shark.

Song từ khi thành lập đến nay, công ty này luôn ghi nhận mức lỗ lớn trong khi doanh thu đạt được khá khiêm tốn, lỗ lũy kế đến thời điểm cuối năm 2020 là 78 tỷ đồng.

Mới đây, vào đầu tháng 6, website chính thức dùng để đặt phòng của Luxstay bất ngờ không thể truy cập. Fanpage chính cũng ngừng cập nhật, ứng dụng Luxstay bị nhiều người dùng đánh giá 1 sao do không thể vào được, app dành cho chủ nhà cũng không còn trên CH Play và Galaxy. Đến ngày 6/7, fanpage Luxstay chính thức đổi tên thành Luxworld với bộ nhận diện mới cùng nhiều động thái tái cấu trúc.

https://cafef.vn/dong-loat-no-ro-vao-4-5-nam-truoc-cac-startup-cong-nghe-cua-viet-nam-hien-nay-ra-sao-20220715170534183.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
9 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.