Theo đảng phái này tuyên bố, họ sẽ tìm cách thành lập một chính phủ, thách thức đảng phái được quân đội hậu thuẫn với số phiếu vượt trội ở thời điểm kiểm phiếu ban đầu.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan cho biết, kết quả kiểm phiếu mới nhất cho thấy Pheu Thai đang dẫn đầu với 138 trong tổng số 350 ghế. Tiếp theo là đảng Palang Pracharath do quân đội hậu thuẫn với 96 ghế. Điều này cho thấy hai đảng dẫn đầu cần thành lập liên minh để nắm quyền kiểm soát Hạ viện Thái Lan.
Bà Sudarat Keyuraphan, ứng cử viên Thủ tướng của đảng Pheu Thai, cho biết: "Hôm nay, chúng tôi sẽ cố gắng thành lập một liên minh để lập ra chính phủ mới với những gì người dân đã lựa chọn. Chúng tôi ở vị trí này bởi được sự ủng hộ của người dân và chúng tôi không ủng hộ duy trì chính quyền quân sự như hiện nay".
Các bình luận cho thấy một cuộc chiến thực sự sẽ nổi lên trên chính trường Thái Lan trong nỗ lực tập hợp đủ phiếu để có thể thành lập một chính phủ mới. Đảng Pheu Thai là đồng minh thân cận của cựu thủ tướng Thaksin, người đang bị buộc phải sống lưu vong sau những cuộc đảo chính quân sự. Ông Thaksin không nhận được sự ủng hộ của quân đội và một bộ phận giới tinh hóa Thái Lan. Các cuộc đối đầu trong quá khứ đã dẫn đến sự bất ổn, bế tắc, biểu tình gây chết người và đảo chính quân sự.
Về phần mình, đảng Palang Pracharath được quân đội hậu thuẫn tuyên bố họ cũng sẽ tìm cách thành lập một chính phủ liên minh.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã công bố kế quả kiểm phiếu sơ bộ cho 350 ghế vào lúc 16h chiều nay sau nhiều lần trì hoãn. Theo đó, cơ quan này cho biết số phiếu ban đầu, cho thấy đảng Palang Pracharath thắng thế, là kết quả không chính xác vì hệ thống máy tính bị tấn công. Kết quả chính thức có thể sẽ không được công bố vào ngày 9/5, vài ngày sau khi nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn đăng quang.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ tổng tuyển cử Thái Lan.
Các nhà đầu tư ban đầu tỏ ra lạc quan về kết quả bầu cử, với chỉ số SET của Thái Lan giảm ít hơn so với mức giảm chung của châu Á trong bối cảnh cuộc bán tháo toàn cầu được kích hoạt bởi những lo ngại về tăng trưởng kinh tế.
Với kết quả chưa rõ ràng, ông Prayuth Chan-Ocha sẽ tiếp tục đảm trách cương vị Thủ tướng Thái Lan bởi những quy tắc bầu cử cho thấy những lợi thế rõ ràng cho đảng phái mà quân đội nước này chống lưng. Thượng viện, gồm 250 thành viên do chính quyền bổ nhiệm, cũng gần như chắc chắn ủng hộ thủ tướng Prayuth.
Tuy nhiên, một liên minh vẫn là điều cần thiết để thành lập chính phủ mới. Cả Pheu Thai và ông Prayuth sẽ phải dựa vào một loạt đảng phái nhỏ hơn để thúc đẩy các chính sách quan trọng. Trong khi ông Sudarat không đều cập tới bất cứ đối tác tiềm năng nào nhưng Pheu Thái có khả năng sẽ liên minh với Future Forward, một đảng Dân chủ mới nổi.
Cuộc tổng tuyển cử hôm 24/3 được diễn ra một một trong những thời kỳ quân đội cai trị đất nước dài nhất ở Thái Lan. Cuộc đụng độ đẫm máu giữa những người ủng hộ và chỉ trích ông Thaksin đã làm hàng chục người chết trong thập kỷ qua, ngăn cản du khách đến đất nước này và kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ tồi tệ nhất.
Các đối thủ của ông Thaksin đã nỗ lực giữ ông khỏi Thái Lan vì họ coi ông là một mối đe dọa cho chế độ dân chủ. Quân đội Thái Lan đã lật đổ ông Thaksin vào năm 2006 và 6 năm sau, ông Prayuth lại phế truất chính phủ do em gái ông, bà Yingluck Shinawatra đứng đầu.
Thủ tướng tiếp theo của Thái Lan sẽ cần 376 phiếu ở lưỡng viện quốc hội. Ủy ban Bầu cử có thời hạn chót công bố kế quả là ngày 9/5. Sau đó, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu để chọn thủ tướng.
Với sự ủng hộ ở Thượng viện, ông Prayuth có cơ hội lớn hơn để trở thành thủ tướng dân chủ. Ông cần 126 phiếu ở hạ viện để duy trì quyền lực.