Đồng Nai có 5 dự án hơn 6 tỷ USD cần kêu gọi đầu tư

08/11/2021 10:04
Trong tổng số 157 dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài trên cả nước thì Đồng Nai có 5 dự án giao thông với tổng vốn hơn 6 tỷ USD. Hầu hết, các dự án này sẽ đầu tư theo hình thức PPP, chỉ có 1 dự án ở TP. Long Khánh có thể đầu tư bằng liên doanh...

Nội dung được đề cập trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài (FDI) giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, cả nước sẽ có khoảng 157 dự án trên các lĩnh vực như: đường sắt, cao tốc, đường vành đai, cảng biển, trung tâm logistics, hệ thống xử lý rác, nước thải, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng năng lượng, hạ tầng công nghệ thông tin.

Riêng Đồng Nai có 5 dự án mời gọi doanh nghiệp FDI đầu tư với tổng vốn hơn 6 tỷ USD. Các dự án này sẽ đầu tư theo hình thức PPP, riêng dự án TP. Long Khánh có thể đầu tư bằng liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư FDI.

 Đồng Nai có 5 dự án hơn 6 tỷ USD cần kêu gọi đầu tư - Ảnh 1.
Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú dài 60 km, quy mô 4 làn xe, vốn đầu tư 268 triệu USD. 

Cụ thể, dự án đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng, chiều dài hơn 39 km kéo dài từ Đồng Nai qua Bình Dương và TP.HCM, tổng vốn đầu tư gần 2,977 tỷ USD.

Dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối đường sắt quốc gia với cảng Cái Mép và các cảng biển khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài 84 km, chia làm 2 giai đoạn để thực hiện, tổng vốn đầu tư 2,47 tỷ USD (thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Hồi đầu tháng 7/2021, Sở GTVT Đồng Nai cho biết, trong văn bản góp ý vào quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai xây dựng, Sở đề nghị đơn vị tư vấn rà soát và chỉ bố trí 1 tuyến đường sắt cho đoạn tuyến từ Trảng Bom đến Phước Tân (TP. Biên Hòa) khi thực hiện xây dựng 2 tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng và Biên Hòa - Vũng Tàu.

Theo đơn vị này, khi thực hiện rà soát, cả 2 tuyến đường sắt nói trên đều có điểm đầu từ ga Trảng Bom. Do đó, việc chỉ bố trí 1 tuyến đường sắt cho đoạn tuyến từ Trảng Bom đến Phước Tân sẽ giúp tiết kiệm quỹ đất cho địa phương.

Hiện, trên địa bàn Đồng Nai có tuyến đường sắt Bắc - Nam đang được khai thác. Trong khi, tuyến đường sắt Trảng Bom - Hòa Hưng và tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu được quy hoạch thực hiện đến năm 2020 nhưng vẫn chưa được triển khai.

Dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Long Thành để kết nối hành khách giữa trung tâm TP.HCM với sân bay quốc tế Long Thành và ngược lại. Dự án này làm mới hơn 37 km đường sắt và vốn đầu tư 174 triệu USD.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT cho biết, TP.HCM sẽ là đầu mối đường sắt khu vực phía Nam. Bên cạnh các tuyến đường sắt hiện có, một số tuyến mới sẽ được bổ sung nhằm đảm bảo tính kết nối với các loại hình vận tải khác. Ga Thủ Thiêm là ga cuối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam kết nối với ga Bình Triệu, sân bay Tân Sơn Nhất thông qua tuyến Metro 4b kéo dài và kết nối sân bay Long Thành tại ga Long Thành. Dự kiến, tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành sẽ triển khai trong giai đoạn 2021-2030

Dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú), tổng chiều dài 60 km, quy mô 4 làn xe, vốn đầu tư 268 triệu USD.

Trước đó, tháng 9/2021, Ban QLDA Thăng Long đã có báo cáo gửi Bộ GTVT về kết quả rà soát tổng mức đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT. Thời gian thu phí hoàn vốn của dự án sẽ là 20 năm 3 tháng. Sau khi cập nhật, tổng mức đầu tư đoạn này là 7.717,8 tỷ đồng, tăng 905,3 tỷ đồng so với đề xuất hồi tháng 5 của Bộ GTVT.

Cuối cùng là dự án hệ thống cấp nước và xử lý chất thải TP. Long Khánh, tổng vốn đầu tư 127 triệu USD.

Tin mới

Yamaha PG-1 bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 28 triệu đồng - rẻ ngang Wave Alpha
8 giờ trước
Mẫu xe này từng tạo cơn sốt trên thị trường xe máy Việt.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
7 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Thị trường xe điện Việt Nam tăng trưởng nóng - có thể đạt quy mô 5-7 tỉ USD sau 5 năm
6 giờ trước
Thị trường xe điện Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Đại lý ô tô đua chạy số trước ngày hết giảm trước bạ: Ngày bán hơn 60 xe, điểm đăng ký kín người xếp hàng
6 giờ trước
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2024 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xe trong nước.
Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
6 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
8 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
8 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.
Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
9 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.
SUV hạng B giá dưới 600 triệu tại Việt Nam: Đủ loại thương hiệu Nhật, Hàn, Trung, rẻ hơn xe hạng A
9 giờ trước
Giá khởi điểm của nhiều mẫu xe hạng B như Xforce, Creta, Seltos và cả C5 mới ra mắt đều chưa đến 600 triệu đồng, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng tiếp cận phân khúc xe này hơn.