Đông Nam Á oằn mình trước thiên tai, phơi bày một thực tế không quốc gia nào có thể ngó lơ

21/12/2021 15:12
Thiên tai khắc nghiệt đã hoành hành tại Malaysia và Philippines, để lại dấu vết tàn phá và phơi bày một thực tế về biến đổi khí hậu.

Đông Nam Á đang hứng chịu thiên tai ngày một bất thường

Bão Rai, siêu bão càn quét qua Philippines ngày 16/12, đã khiến ít nhất 208 người thiệt mạng. Mark Timbal, phát ngôn viên của Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu rủi ro thiên tai quốc gia, cho biết hơn 440.000 người phải sơ tán và khoảng 1 triệu người bị ảnh hưởng.

Cơn bão với sức tàn phá kinh hoàng đã làm đổ cột điện, khiến hơn 200 thành phố và thị trấn bị mất điện. Tín hiệu liên lạc tại nhiều khu vực vẫn chưa được kết nối lại. Không điện, không nước, không phương tiện liên lạc và lương thực thì đang cạn dần, nhiều người dân Philippines đang vật lộn với tình cảnh cực kỳ khó khăn.

Trong khi đó, trên khắp bán đảo Malaysia, trận mưa xối xả vào cuối tuần qua đã khiến hơn 61.000 người di tản, đường xá bị tê liệt và giao thông gián đoạn. Hãng tin Bernama dẫn lời Tổng thư ký Bộ Môi trường và Nước Zaini Ujang cho biết trận mưa như trút nước từ ngày 17/12 đến ngày 18/12 tương đương với lượng mưa trung bình của cả một tháng.

Các nhà chức trách Malaysia ngày 19/12 cho biết việc vận chuyển và cập bến tại cảng Klang của Malaysia, cảng lớn thứ hai Đông Nam Á, bị đình trệ cho công nhân không thể đến làm việc. Các nhà máy sản xuất của các công ty nước ngoài tại Malaysia như Hà Lan, Nhật Bản cũng chịu tổn thất nặng nề cho thiên tai.

Chính phủ Malaysia gọi trận lũ này là "trăm năm có một". Song, nhiều hình thái thiên tai khắc nghiệt đã xảy ra trên khắp các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đã trải qua một năm thiên tai khốc liệt và dị thường với bão lũ dồn dập, hạn mặn nghiêm trọng và những vụ sạt lở quy mô lớn. Sang năm 2021, tình hình thiên tai không khắc nghiệt bằng năm trước nhưng lại bất thường và khó dự báo hơn.

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế và Xã hội thuộc Liên Hiệp Quốc về châu Á - Thái Bình Dương, thiệt hại kinh tế hằng năm ở Đông Nam Á do ảnh hưởng thiên tai ước tính 86,5 tỉ USD.

Đông Nam Á oằn mình trước thiên tai, phơi bày một thực tế không quốc gia nào có thể ngó lơ - Ảnh 1.

Các đội cứu hộ đã làm việc để cứu những người bị mắc kẹt bởi trận lũ lụt tồi tệ nhất Malaysia trong nhiều năm. Ảnh: AP

Thực tế khốc liệt của biến đổi khí hậu

Bão lũ xảy ra ở Philippines, Malaysia và các quốc gia phơi bày thực tế rằng thiên tai do biến đối khí hậu gây ra đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, các chuyên gia cảnh báo về những nguy cơ lớn trong tương lai và kêu gọi các nhà chức trách hành động nhiều hơn nữa để lập kế hoạch phòng chống thiên tai và phát triển bền vững.

Tổ chức Hòa bình xanh Philippines cảnh báo rằng khi cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn, những cơn bão này sẽ khủng khiếp hơn, khó dự đoán hơn và có sức tàn phá mạnh hơn. Hội Chữ thập đỏ Philippines gọi Rai là "cơn bão quái vật" và bày tỏ lo ngại rằng biến đổi khí hậu đang khiến các cơn bão trở nên "hung dữ hơn".

Trong khi đó, nhà bảo vệ môi trường Renard Siew nói rằng lũ lụt hoành hành tại các bang ở Malaysia là ví dụ rõ ràng về hiện tượng thời tiết không thể dự doán trước do phát thải carbon cao.

Nồng độ CO2 và các khí nhà kính khác trong bầu khí quyển tăng cao sẽ gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và có khả năng kích hoạt sự thay đổi chưa từng thấy về hệ thống khí hậu, ví dụ như những trận mưa đột ngột cục bộ tại Malaysia trong vài ngày qua.

Tiến sĩ Siew, cố vấn về biến đổi khí hậu cho trung tâm nghiên cứu Cent-GPS, một công ty nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi có trụ sở tại Malaysia, cho biết: "Các nhà khí hậu học ngày càng khó dự đoán thời tiết với mức độ chính xác cao hơn do hiện tượng biến đổi khí hậu".

Do đó, các chuyên gia kêu gọi các nhà chức trách các quốc gia cải thiện hệ thống dự báo sớm để có thể xử lý tốt hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai. Tiến sĩ khí tượng học Azizan Abu Samah của Đại học Malaya khẳng định: "Thảm hoạ sẽ xảy ra nếu chúng ta không lập kế hoạch trước".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
8 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.