Dòng người di cư đem lại lợi ích và hệ lụy gì cho nơi họ đến?

24/04/2021 09:21
Người di cư giúp bổ sung nguồn lao động quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nơi đến, đồng thời thúc đẩy phát triển dịch vụ do nhu cầu chi tiêu trong sinh hoạt và vui chơi giải trí của người di cư.

Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo“Nghiên cứu các vấn đề về giới trong di cư trong nước và tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu của CIEM cho thấy các tác động tích cực và tiêu cực của di cư đến cả nơi đến lẫn nơi đi.

Cụ thể, đối với nơi đến, người di cư giúp bổ sung nguồn lao động quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nơi đến, đồng thời thúc đẩy phát triển dịch vụ do nhu cầu chi tiêu trong sinh hoạt và vui chơi giải trí của người di cư. 

Tuy nhiên, sức ép về cơ sở hạ tầng, bao gồm từ cơ sở hạ tầng cứng (nhà ở, điện, nước, giao thông, y tế) đến các cơ sở hạ tầng mềm (là cơ hội tham gia các hoạt động xã hội của nơi đến), an ninh trật tự, tạo ra các cạnh tranh với lao động địa phương và nảy sinh sự chênh lệch về giới. Đặc biệt là địa phương có các khu công nghiệp sử dụng lao động nữ nhiều, sự chênh lệch giới trở lên nghiêm trọng, tác động không nhỏ đến cơ sở hạ tầng vốn còn yếu như nhà ở an toàn cho nữ giới, nhà trẻ cho con em họ, các khu vui chơi, giải trí. Ở một khía cạnh xã hội khác, việc nữ di cư đến làm ăn và sinh sống nhiều ở địa phương làm tăng tỷ lệ kết hôn khác quê.

Ngược lại, đối với nơi đi, việc di chuyển nguồn lao động tới các địa phương khác đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân người di cư, đồng thời giúp tích lũy và có một khoản tiền nhỏ gửi về cho gia đình phục vụ chi tiêu và tích lũy đầu tư. 

Song, nguồn lao động di cư đi nơi khác cũng tạo ra các áp lực đối với vấn đề xã hội của nơi đi. Thiếu hụt lao động ở một số ngành/nghề, các vấn đề xã hội như gia đình thiếu vắng vai trò của người mẹ/người bố, việc chăm sóc trẻ em phụ thuộc vào ông bà cũng phần nào ảnh hưởng tới kết quả học tập và tâm lý của trẻ em, tăng nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em. 

Việc chăm sóc người già ở nơi đi cũng là một vấn đề, do thiếu người chăm sóc lúc ốm đau, những người già ở đây đôi lúc trở lên cô đơn trong ốm đau, thiếu người chăm sóc, không đưa đi chữa trị kịp thời. Ngoài ra, việc xa cách vợ chồng cũng làm tăng tỷ lệ ly hôn ở nơi đi.

Theo CIEM, việc "nữ hóa" di cư cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội kèm theo, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Vấn đề nhà ở cho người di cư không chỉ đơn thuần là chỗ ăn, ngủ, mà đó còn là vấn đề tiếp cận các dịch vụ công, vấn đề an ninh, an toàn và đảm bảo vệ sinh, vui chơi giải trí, phục hồi sức lao động, vấn đề trường lớp cho con cái của người di cư, đặc biệt là nữ di cư. 

Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động di cư nội địa toàn quốc và ngày càng gia tăng về số lượng, nhưng do các tính đặc thù lao động nữ di cư từ nông thôn ra đô thị hiện là nhóm chịu nhiều rủi ro vì thiếu các chính sách hỗ trợ đặc thù về an sinh xã hội. Việc bảo vệ, hỗ trợ và thúc đẩy hòa nhập cộng đồng cho nhóm lao động này thông qua phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công, tiếp cận đào tạo và cơ hội việc làm,... là quan trọng và cần thiết hiện nay.

Dòng người di cư đem lại lợi ích và hệ lụy gì cho nơi họ đến? - Ảnh 1.

Để đảm bảo phát triển bền vững, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình tái cơ cấu kinh tế các địa phương cần xem xét ưu tiên chuyển đổi cơ cấu phù hợp với tình hình địa phương mình, đặc biệt lồng ghép yếu tố giới nói chung, giới trong lao động di cư nói riêng vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Theo đó, nhóm nghiên cứu khuyến nghị, đối với địa phương tiếp nhận nhiều lao động di cư: Cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, ít sử dụng lao động nhằm giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh các phương án quy hoạch cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho người lao động di cư. 

Đặc biệt cần có các kế hoạch phân bổ nguồn thu có được phân bổ trở lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho người di cư để đảm bảo tính bền vững của phát triển. Lồng ghép các yếu tố giới trong di cư vào quá trình lập chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung hạn và hàng năm của địa phương.

Đồng thời, đối với các địa phương có nhiều người xuất cư, trước mắt có thể ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là giúp tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Chú trọng lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mềm bao gồm các cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện hướng tới bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người già, người cô đơn và xây dựng tốt hành trang cho người di cư để không ai bị bỏ lại phía sau. 

Nhưng về lâu dài, cần đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, năng suất lao động cao để cải thiện điều kiện kinh tế của địa phương, theo đó mới cải thiện được tỷ lệ xuất siêu lao động của địa phương. Vì vậy, đi đôi với phát triển hạ tầng mềm, địa phương cũng cần có các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng cứng phục vụ cho việc thu hút nhà đầu tư,

Với các biểu hiện về các vấn đề xã hội nảy sinh do sự dịch chuyển luồng di cư cả nơi đi và nơi đến cần tiếp tục được nghiên cứu, đặc biệt là tiến hành điều tra xã hội học về tâm lý và tình hình chăm sóc trẻ em và người già ở nơi đi, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, tỷ lệ ly hôn...

Tin mới

Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
57 phút trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
Xe ga cao cấp của Honda bất ngờ giảm đậm 10 triệu đồng
4 giờ trước
Đây là giá bán thấp nhất của Honda Stylo kể từ khi gia nhập thị trường Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 10/11: Dầu thô rơi thẳng đứng, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 10/11, thị trường giao dịch dầu thô tạm ngừng trong hai ngày cuối tuần sau khi chứng kiến giá các loại dầu thô lao dốc đóng cửa cuối ngày 8/11.
Mazda CX-5 thế hệ mới chính thức được xác nhận: Hãng khẳng định ‘bớt phức tạp’ hơn, sẽ dùng động cơ hybrid
4 giờ trước
Mazda đã chính thức xác nhận sự tồn tại của thế hệ CX-5 kế tiếp và tùy chọn động cơ SkyActiv-Z mới.
Sắp hết chương trình ưu đãi LPTB, sản lượng ô tô nội tăng kỷ lục
5 giờ trước
Tháng 10/2024, sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tăng kỷ lục kể từ đầu năm đến nay, cho thấy dự báo về sức mua sẽ tăng cao trong thời điểm tới, đặc biệt khi người dân “chạy đua” cùng chương trình ưu đãi lệ phí trước bạ.

Tin cùng chuyên mục

'Cao tay’ như Apple: Khéo léo kiếm bội tiền từ trí tuệ nhân tạo mà không cần 'móc ví' người dùng
9 giờ trước
Vừa ra mắt cách đây vài tuần, Apple Intelligence hứa hẹn nhiều tính năng thú vị hơn nữa trong iOS 18.2. Điều đáng ngạc nhiên là Apple không hề tính phí dịch vụ này, vậy chiến lược tạo doanh thu của "Táo khuyết" là gì?
Hãng taxi chốt đơn 600 chiếc VinFast VF 3 của ông Phạm Nhật Vượng tung ảnh ra quân: Giá cước dự kiến "siêu hạt dẻ"?
1 ngày trước
Taxi điện VinFast VF 3 đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng.
Mẫu điện thoại được ví như "ngọc ẩn" của Samsung gây bất ngờ khi lọt top bán chạy nhất: Vượt cả S24 Ultra
1 ngày trước
Một trong những mẫu điện thoại bị đánh giá thấp nhất của Samsung bất ngờ thu hút sự chú ý khi lọt top 10.
Mẫu xe máy siêu đáng yêu, giá từ 17 triệu đồng nhưng tuyệt đối không nên mua!
1 ngày trước
Mẫu xe điện này có không ít clip triệu view trên MXH, nhưng người dùng tuyệt đối không nên mua.