Đồng sáng lập BodyArmor thành tỷ phú nhờ thương vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử của Coca-Cola

08/11/2021 14:22
Forbes ước tính rằng, nhờ vào thương vụ này, Mike Repole sẽ sở hữu khối tài sản ít nhất là 1,5 tỷ USD.

Thông tin Cola sẽ chi 5,6 tỷ USD để mua lại 85% còn lại của hãng đồ uống thể thao BodyArmor thực sự là một tin tốt lành với những nhà đầu tư danh tiếng của hãng, bao gồm cả những vận động viên chuyên nghiệp như ngôi sao bóng rổ James Harden và nữ hoàng quần vợt Naomi Osaka. Theo Forbes, ngôi sao quá cố Kobe Bryant cũng đầu tư vào BodyArmor và thu về 400 triệu USD từ thương vụ này.

Nhưng nói tới người thu được lợi ích lớn nhất, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Mike Repole - đồng sáng lập, Chủ tịch kiêm cổ đông lớn thứ ba của BodyArmor. Forbes ước tính rằng, nhờ vào thương vụ này, Repole sẽ sở hữu khối tài sản ít nhất là 1,5 tỷ USD. Nhà đồng sáng lập BodyArmor từ chối đưa ra bất kỳ bình luận gì về tài sản của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Repole, 52 tuổi, đạt được một hợp đồng béo bở với Coca-Cola. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Repole lớn lên ở Queens, New York và theo học ngành quản lý thể thao tại Đại học St. John’s trước khi trở thành nhân viên bán hàng cho một công ty nhỏ có tên Mistic Beverage.

Vào cuối những năm 1990, ông trở thành nhà đồng sáng lập Glaceau - công ty sản xuất các thương hiệu Vitaminwater và Smartwater phổ biến. Năm 2007, Glaceau có 600 nhân viên và đạt doanh thu hàng năm khoảng 400 triệu USD, nhờ các hợp đồng tiếp thị quan trọng với Jennifer Aniston và rapper 50 Cent. Cùng năm, Repole bán Glaceau cho Coca-Cola với giá 4,1 tỷ USD. Năm tiếp theo, ông mua một lượng lớn cổ phần của Pirate’s Booty, nhà sản xuất của thương hiệu snack gạo, ngô nướng phô mai. Số cổ phần này sau đó được Repole bán cho B&G Foods với giá gần 200 triệu USD. Ông cũng đầu tư sớm vào Kind, nhà sản xuất các sản phẩm thanh năng lượng, đã được bán cho tập đoàn kẹo Mars vào năm ngoái với mức định giá 5 tỷ USD.

Đồng sáng lập BodyArmor thành tỷ phú nhờ thương vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử của Coca-Cola - Ảnh 1.

Forbes ước tính rằng, nhờ vào thương vụ với Coca-Cola, khối tài sản ròng của Repole sẽ tăng lên tới 1,5 tỷ USD. Ảnh: Getty Images

BodyArmor ra đời vào năm 2011, khi Repole hợp tác với Lance Collins, người trước đó đã bán các nhãn hiệu Fuze Beverage và NOS Energy Drink cho Coca-Cola. Doanh nghiệp có trụ sở tại Queens đã tạo ra một loại đồ uống giàu chất điện giải (về cơ bản là loại sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm của Gatorade) cho các vận động viên chuyên nghiệp và những người hâm mộ của họ. Theo thông tin từ Coca-Cola sau khi thoả thuận mua lại được công bố, BodyArmor hiện có 400 nhân viên và đạt doanh số bán lẻ 1,4 tỷ USD. Dữ liệu ngành từ Euromonitor cho thấy, thương hiệu này chiếm gần 8% thị phần đồ uống thể thao của Mỹ trong năm 2020.

Ngay từ khi thành lập, BodyArmor đã thu hút một danh sách các nhà đầu tư ấn tượng. Repole đã thực hiện kịch bản tương tự như cách làm của Glaceau, đó là dùng cổ phiếu công ty để đổi lấy hợp đồng đại diện với những tên tuổi lớn như Harden và Osaka. Một bước đột phá lớn đã đến khi ngôi sao bóng rổ Kobe Bryant phát hiện ra BodyArmor trong lúc tập luyện hồi phục lại sau chấn thương. Ngôi sao bóng rổ quá cố đã trả 6 triệu USD cho 10% cổ phần của BodyArmor vào năm 2013, biến anh trở thành cổ đông lớn thứ tư của công ty, theo Fox Business. Tới năm 2015, Keurig Dr Pepper đã giành được 11,7% cổ phần của BodyArmor với giá 20 triệu USD và bỏ thêm 6 triệu USD một năm sau đó để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15,5%. Năm 2018, Coca-Cola đã trả 300 triệu USD cho 15% cổ phần của công ty và hiện số cổ phần này được định giá là 2 tỷ USD.

Thỏa thuận với Coca-Cola năm 2018 có thể đã thu về cho Repole hàng chục triệu USD từ khoản cổ tức bằng tiền mặt, nhưng nó cũng khiến ông gặp rắc rối. Hai năm trước, công ty nước đóng chai của Keurig Dr Pepper (khi đó được gọi là Dr Pepper Snapple Group) đã kiện Repole và BodyArmor vì bất ngờ chuyển giao quyền phân phối cho Coca-Cola, với cáo buộc vi phạm thỏa thuận trước đó. Trong thông báo cáo chí năm 2019, BodyArmor gọi đây là vụ kiện vô nghĩa lý. Đơn kiện đã bị bác bỏ một phần vào tháng 12/2020.

Repole cũng gặp rắc rối với Pirate’s Booty. Năm 2015, ông chủ Robert Ehrlich của thương hiệu sản xuất thức ăn nhẹ này đã kiện công ty Driven Capital Management của Repole với cáo buộc Repole và các cộng sự đã thực hiện các hành vi “tấn công sự tự tin và tinh thần kinh doanh của [Ehrlich]". Đáp lại, Repole nói với Forbes vào thời điểm đó: “Những tuyên bố này kỳ cục và lố bịch đến mức tôi đã bật cười ngay lần đầu tiên đọc chúng và thậm chí chúng không đáng để giải quyết”. Người phát ngôn của Repole cho biết đơn kiện sau đó đã bị rút lại. Luật sư của Ehrlich cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Thỏa thuận mua nốt 85% cổ phần của BodyAmor đánh dấu thương vụ mua lại thương hiệu lớn nhất từ trước đến nay mà Coca-Cola từng thực hiện. Theo Euromonitor, nó sẽ giúp gã khổng lồ đồ uống chiếm lĩnh thị phần lớn hơn trên thị trường đồ uống thể thao của Mỹ, nơi mà thương hiệu Gatorade của đối thủ PepsiCo hiện đang chiếm tới 65% thị phần (tính tới năm 2020). Cùng với thương hiệu Powerade, được Coca-Cola phát hành năm 1988, Euromonitor ước tính, Coca-Cola sẽ kiểm soát khoảng 26% thị trường đồ uống thể thao của Mỹ.

Vậy còn với vị tỷ phú mới xuất hiện trong ngành đồ uống thì sao? Thông báo từ Coca-Cola cho biết, Repole sẽ tiếp tục đảm nhiệm chức Chủ tịch của BodyArmor và là cố vấn cho danh mục đồ uống không cồn, không có ga của thương hiệu.

“Xây dựng thương hiệu và xây dựng đội nhóm mang tới rất nhiều niềm vui", Repole nói với Forbes vào năm 2014. “Gatorade đã là thương hiệu đồ uống thể thao số một trong 50 năm, nhưng trong 10 năm nữa, tôi muốn BodyArmor vươn lên trở thành thương hiệu đồ uống thể thao số một ở Mỹ. Trong 15 năm nữa, tôi muốn BodyArmor trở thành thương hiệu uống thể thao số một trên toàn cầu".

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
59 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
10 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
46 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
4 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
8 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
11 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.